• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Những hủ tục rùng rợn nhất vẫn đang lưu truyền ở Trung Quốc: Từ âm hôn cho tới nuôi cổ trùng

Kinh dị

Nhiều phong tục cổ truyền vẫn còn được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc đến tận ngày nay, như treo câu đối tết, bánh dày tết Nguyên tiêu,… Nhưng có lẽ bạn không biết, ngoài những tập tục này ra còn những hủ tục vô cùng kì dị thậm chí là đáng sợ, vậy những tập tục hay hủ tục đó rốt cuộc là gì? Dưới đây là một số hủ tục đáng sợ còn được lưu truyền hoặc biết đến cho tới tận ngày nay ở Trung Quốc.

Cản thi ở Tương Tây

Cản thi (dẫn thi thể, đuổi thi thể) là một tập tục của dân tộc Miêu thuộc vùng Tương Tây, Trung Quốc, nghe nói đó là một loại bí thuật, là một nhánh nhỏ của vu thuật. Nghe cái tên cản thi thôi cũng đủ thấy đáng sợ và thần bí rồi, nhưng cụ thể ra sao thì chắc ít người biết được.

1

Chắc chúng ta ai cũng từng xem các phim cương thi rồi nhỉ, trong phim thường có một đạo sĩ mặc đạo bào, tay cầm kiếm dẫn theo một đàn xác chết đằng sau, nguyên hình của nó chính là tập tục cản thi ở Tương Tây.

Tương Tây năm ở vùng tây bắc tỉnh Hồ Nam, địa vực chủ yếu là sông và núi, đường đi gập ghềnh, Có dãy núi Võ Lăng chạy dài từ tây sang đông, phía tây là cao nguyên Vân Quý, phía bắc là vùng núi Lân Ngạc, đông nam là núi Tuyết Phong.

Hoạt động cản thi chỉ giới hạn trong vùng núi Tương Tây, bắc thì lan tới vùng Lãng Châu (Thường Đức) chưa tới hồ Động Đình, phía đông thì tới Tĩnh Châu, phía tây thì chỉ có Phù Châu và Vu Châu, tây nam thì tới tận Vân Nam và Quý Châu.

2

Truyền thuyết kể lại rằng, đây đều là những vùng đất quỷ của tổ tiên tộc người Miêu, đi xa hơn thì sẽ ra khỏi ranh giới, mà vượt qua ranh giới thì dù là người kinh nghiệm mấy cũng không làm gì được đám cương thi đó. Cũng theo truyền thuyết thì tập tục này thịnh hành nhất ở Nguyên Lăng, Lô Khê, Thần Khê.

Trong văn hoá dân gian ở Tương Tây, từ xưa đã có cái nghề cản thi và phong tục cản thi, vậy rốt cuộc ai là người tạo ra nghề và phong tục này kì lạ này? Đồn rằng nó có liên quan tới kì môn độn giáp – một môn huyền học của đạo giáo, phân ra hai hệ nhỏ nữa là phép thuật và bói toán, khởi nguyên từ phép tính cửu cung.

Lại thêm thời xưa quan niệm lá rụng về cội, tức người sau khi qua đời, phải được đưa về cố hương để mai tác, mà thời xưa, giao thông chưa phát triển, chỉ có thể đi đường thuỷ hoặc đường bộ. Tuy nhiên người xưa cũng cực kì kiêng kị người chết, không có bất kì thuyền hoặc xe nào đồng ý vận chuyện thi thể, chính vì thế đã cho ra cái nghề nghiệp và phong tục cản thi vô cùng thần bí này.

3

Thế nhưng, không ít tài liệu cho rằng cản thi thực chất phải là cõng thi thể. Trên thực tế người cản thi sẽ phanh thây thi thể ra, chỉ giữ lại phần tay chân, sau đó quét nước thuốc đặc chế lên phần cắt để tránh hư thối.

Một người phụ trách cõng phần tay chân này, rồi mặc lên mình một bộ đồ đen che kín toàn bộ thân thể, bao gồm cả mặt mũi. Một người khác sẽ giả làm đạo sĩ cản thi đi đằng trước ném tiền giấy, lay chuông, chỉ phương hướng cho người cõng thi thể. Cả hai cố ý làm ra không khí khủng bố để không ai dám tiếp cận, nếu quãng đường quá xa xôi, cả hai sẽ trao đổi thân phận mỗi ngày.

Hiện giờ, theo sự phát triển của xã hội và giao thông ngày càng thuận tiện, tập tục này đã gần như bị thất truyền, chỉ còn lại những truyền thuyết và đồn đoán quanh về nghề và tập tục này quanh vùng Tương Tây.

Huyết xã hoả

Xã hoả tức trò chơi dân gian, trò chơi dân gian là một trong những hoạt động mừng năm mới ở Trung Quốc. Nó bao gồm các trò chơi trồng người, đi cà kheo, nhảy sàn, múa sư tử, múa rồng, ương ca, tuỳ từng vùng miền địa phương khác nhau mà các trò chơi này sẽ có tên gọi khác nhau và cách thức khác nhau.

Xã hoả này được mọi người là xem cuộc vui hoặc xem kịch câm, các diễn viên, người chơi tham gia xã hoả sẽ di chuyển trong khu vực nhất định cho mọi người cùng xem, người xem phân biệt các nhân vật bằng lớp hoá trang trên mặt.

7

Huyết xã hoả ngay từ cái tên cũng đã biết sẽ có dính tới máu, nó còn tên gọi khác là khoái hoạt, trát khoái hoạt, thuộc về một loại trong xã hoả. Tới thời điểm hiện tại một số thành phố ở Trung Quốc vân còn duy trì phong tục này, nhưng chính thống nhất thì vẫn là huyết xã hoả ở thị trấn Xích Sa, thành phố Bửu Kê, tỉnh Thiểm Tây.

5

Huyết xã hoả ở thị trấn Xích Xa lấy đề tài về câu chuyện Võ Tòng giết Tây Môn Khánh báo thù cho Võ Đại Lang, nội dung biểu diễn chủ yếu là những cảnh lấy búa, dao, kéo, liềm, dùi đâm vào đầu Tây Môn Khánh và những kẻ xấu khác, làm buổi biểu diễn trở nên nhuốm máu và vô cùng chân thật nên gọi là huyết xã hoả. Hoặc còn được gọi là khoái hoạt

Cái tên khoái hoạt này có hai nghĩa, một là lấy từ địa danh trong Thuỷ Hử, tức rừng Khoái Hoạt; hai là lấy ý vui vẻ tức diệt trừ kẻ ác làm lòng người vui vẻ. Huyết xã hoà này thuần tuý là để khuyên răng mọi người phải tránh xa cái ác thường xuyên làm việc thiện.

6

Tuy nhiên khi lan rộng ra các tỉnh thành khác, trò chơi này đã không còn giữ nguyên được ý nghĩa ban đầu mà biến thành một lễ hội máu ở vài nơi.

Minh hôn

Minh hôn hay còn được biết đến với tên âm hôn. Cũng tức là tìm vợ hoặc chồng cho người đã chết, chỉ nghe thôi đã đủ thấy lạnh người. Phong tục này bắt nguồn từ chuyện các cặp đôi sau khi đính hôn, chưa kịp làm đám cưới thì đã vì sự cố mà qua đời.

Người lớn tuổi cho rằng, nếu không thay người vợ hoặc chồng tìm ấy hoàn thành việc kết hôn, thì hồn ma của họ sẽ không được siêu thoát, hiện về tác quái, làm gia đình không được yên ổn. Vì vậy nhất định phải cử hành nghi thức minh hồn cho họ, cuối cùng chôn cả hai cùng một chỗ, để cả hai trở thành vợ chồng danh chính ngôn thuận, cùng hợp táng với nhau. Cũng là để tránh mồ mà hai bên nam nữ thành đấm mồ cô độc.

8

Tấm hình này được chụp ở Quảng Đông vào khoảng năm 1930-1933, cô gái bên phải sinh ra trong một nhà giàu có, không chỉ vậy cô còn là con gái một, người nam là chàng trai nổi tiếng khắp thôn vì vẻ ngoài lịch lãm, nhưng gia cảnh không tốt. Cô gái nhà giàu chẳng may qua đời, sau khi cô đời được khoản 10 ngày, người nhà cô gái cho bà mối tìm người để tổ chức minh hôn cho con gái, người nam đã tới ở rể và kế thừa gia sản của gia đình cô gái.

Cũng theo phong tục ngày xưa ở Trung Quốc, thanh niên nam nữ chưa lập gia đình mà chết là điềm không lành, nhà giàu có sẽ tìm người sống gả hoặc cưới chồng/ vợ cho con mình, còn nhà nghèo sẽ tìm những người đã chết để tổ chức đám cưới cho cả hai bên.

9

Tấm hình này trược truyền trên mạng là dùng giá chống xác cô dâu lên để chụp hình, tuy nhiên sau này được chứng thực chỉ là tin vịt, trên thực tế hai người trong hình là một đôi vợ chồng sống ở Sơn Tây. Tạp chí địa lý Trung Quốc từng dùng tấm hình này để giới thiệu về phong thổ Sơn Tây.

Nghi thức âm hôn chưa bao giờ trở thành một phong tục chính tức. Âm hôn tuy tính là chuyện vui, nhưng thực tế lại là sự hỗn hợp giữa hai nghi thức đám cưới và đám tang. Ở mức độ nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc gia chủ muốn sắp xếp thế nào.

Nghi thức âm hồn thời cổ đại rất khác biệt, đầu tiên phải có bà mối giới thiệu, hai bên gia đình trao đổi danh thiếp, xem tuổi để chọn ngày kết hôn, sau đó lấy long phượng thiếp rồi trao đổi lễ vật đính hôn. Nhà trai đưa lễ vật cho nhà gái, một nữa là tơ lụa, gạo dầu, vàng bạc; một nữa là vải, kẹp, quần áo, mỗi thứ một món, hai hộp gấm bên trong là hoa tai, vòng tay, nhẫn, trâm và những trang sức khác được làm bằng giấy.

Thời gian tặng tín vật đính hôn vào nửa đêm, sau khi đưa đến, nó được đốt trước cửa nhà gái hoặc mộ cô dâu. Còn khi truyền tin, nhà trai sẽ đưa lồng ngỗng, rượu, bánh long phượng, giò,.... những thứ này đều là thật. Chỉ có quần áo, trang trức là bằng vàng mã.

Nhà giá sẽ tặng lại của hồi môn, thường đều là làm bằng giấy, sau khi đưa tới nhà trai, sẽ bày nửa ngày trước bài vị hoặc ảnh chụp của “Tân lang”, sau đó quà cưới được lấy xuống đi vòng quanh nhà trai một vòng, rồi được đội nhạc dẫn đường đi đến quảng trường gần nhất đốt.

Tuy nhiên những nghi thức này có thể giản lược đi, nhưng nghi thức cưới là không thể thiếu. Ban ngày sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi thân hữu, trước cửa nhà bày một cỗ kiệu. Trong phòng cưới sẽ cúng bách vị, đối diện giường sẽ đặt cái bàn nhỏ, để ảnh chụp hoặc bài vị của tân lang, bên trên bày hai mâm táo đã gọt và bánh hỉ. Ngoài ra còn phải có một đoá hoa đỏ phần tua rua ghi tân lang.

Phía nhà gái đặt bài vị hoặc ảnh chụp của “tân nương”, cũng bày bàn cúng như trên, cũng có hoa đỏ ghi tân nương.

Sau khi tiệc tàn, kiệu hoa được nâng từ nhà trai sang nhà gái, do bà mối nhận bài vị hoặc ảnh chụp của tân nương đặt lên kiệu. Lúc này cha mẹ tân nương phải khóc to đuổi theo ra cửa, hệt như lúc làm đám cưới bình thường.

Kiệu được nâng về nhà trai, tiếp tục do bà mối nâng ảnh chụp hoặc bài vị của cô dâu xuống, đặt song song với hình chụp hoặc bài vị của tân lang. Sau đó dùng dây đỏ quấn lấy hai bài vị hoặc hình lại cùng một chỗ, treo lên dây đỏ và vàng. Xong nghi thức dắt tơ hồng, bà mối sẽ dâng hương bái lạy xem như cả hai vợ chồng đã bái thiên địa.

Cuối cùng người nhà sẽ cầm rượu hợp cẩn, bánh con cháu, mì trường thọ, bày trước ảnh chụp hoặc bài vị của cặp vợ chồng. Nếu hai bên có em trai hoặc em gái thì phải gọi ra quỳ bái vợ chồng mới cưới. Thân gia hai nhà cùng nhau chúc phúc.

1 1

Sau khi cử hành hết toàn bộ nghi thức bên trên, hai nhà sẽ chọn ngày hoàng đạo để khai mả, lấy một nhà gái lên, đúng giờ hoàng nào thì nhấc quan tài nhà gái lên, hất một thau nước sạch, ném hai quả táo xuống đất. Cùng lúc này hai bên thân hữu giơ cao hoa đỏ và tiền giấy lên. Nhà trai thì lấy thêm một phần một bên trái mộ tân lang, đợi linh cữu đằng gái đến thì cho nhập huyệt, tiến hành nghi thức hợp táng. Sau khi táng xong, tức khắc cúng hoa quả và rượu, đốt giấy đỏ, cử hành lễ tế mừng hợp táng. Cha mẹ hai bên và thân hữu vừa khóc vừa nói chúc mừng. Đến đây toàn bộ nghi thức âm hôn mới xem như kết thúc.

Thụ táng

Thụ táng cùng với phong táng, quải táng, không táng, huyền không táng là những nghi thức an táng cực kì lâu đời. Thụ táng là chỉ việc chôn tro cốt của người chết dưới một gốc cây đại thụ được chỉ định, hoặc rải tro cốt vào đất, bên trên trồng cây làm kỷ niệm.

Thụ táng thời cổ đại sẽ không lập mồ mã, không có hoặc sự dụng những bình được tro cốt dễ bị bào mòn theo thời gian. Ngay nơi thực hiện nghi thức thụ táng, chỉ đặt một hòn đá, bên trên ghim một đồng xu, viết rõ tên họ, ngày sinh ngày mất của người chết là được, hoặc vắt một tấm gỗ kỷ niệm trên cây là xong. Không để lại mộ phần, không lập bia mộ, chỉ chiếm hoặc có thể nói là không chiếm đất đai. Ngày nay thụ táng được xem như là một trong những ý tưởng tiên tiên nhất trong việc an táng người đã mất.

18

Ngoài ra thụ táng còn có một hình thức cổ xưa hơn nữa, đó là đặt thi thể người chết vào rừng sâu hoặc là những cây đại thụ ở dã ngoại, mặc nó phong hoá. Sau này có thay đổi một chút là bỏ thi thể người chết vào một cái lều được dựng sẵn từ trước.

Bởi vì đặt thi thể ở tự nhiên mặc cho phong hoá, nên diễn sinh ra các tên gọi và cách mai táng khác như phong táng, quải táng, mộc táng, không táng hoặc huyền không táng. Thụ táng cũng là một trong những nhân tố phản ánh hình thức thụ cư của người xưa, vì thế nó cũng là một dấu ấn của nền văn minh cổ đại.

19

Ngoài ra còn có một cách thụ táng khác nữa, tương đối hiếm thấy, thường gặp ở Tây Tạng, cách thụ táng này dành riêng cho những đứa trẻ sơ sinh chưa qua một tuổi, thực hiện nghi thức thụ táng cho chúng là vì chúng còn quá nhỏ chưa từng tiếp xúc đến bất kì tội ác gì trên thế giới này, vẫn còn nguyên linh hồn trong sáng.

Chính vì thế chúng có được tư cách hưởng thụ táng, nó chứa đựng lời chúc phúc của mọi người, rằng sau khi linh hồn những đứa trẻ này luân hồi và trở lại thành người, chúng sẽ có một thân thể khoẻ mạnh và dẻo dai như cây đại thụ.

10

Bên cạnh đó ở Indonesia tới nay vẫn còn một số nơi lưu hành cách thụ táng truyền thống là đặt thi thể trẻ sơ sinh vào trong thân cây. Người dân địa phương sẽ bọc xác những đứa trẻ vào vải, sau đó đào một cái hố giữa thân cây, đặt thi thể trẻ vào trong. Tương truyền làm vậy trẻ sơ sinh đã được thiên nhiên hấp thu.

Lật giường gai

Ở thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông, đến nay vẫn còn lưu giữ một nghi thức cổ xưa tên là lật giường gai. Tức là lấy dây gai quấn thành giường, những người dũng cảm trong thôn sẽ cởi trần nằm lên giường lật người và quay người vài vòng, thường những người này sẽ bị thương khắp toàn thân sau khi nghi thức kết thúc.

11

Giường gai có hai loại, một loại là dùng tấm ván gỗ nguyên khối, ghim đầy dinh sát, chế thành một cái giường đinh đầy đinh nhọn; một loại khác là dùng chiếu làm nền, bên trên phủ kín các loại thực vật có góc cạnh gân đầu bò hoang,.. hình thành một cái giường gai. Người tham gia sẽ cởi trần nằm lên giường quay lật người, bên cạnh có người gõ trống khua chiên cổ vũ.

20

Nghi thức này được thực hiện để chứng minh một người được thần linh che chở hoặc ban cho sức mạnh, sau khi thực hiện nghi thức, nếu người thực hiện không bị thương hoặc chảy máu, người này sẽ được người dân tôn sùng và kính trọng như thần thánh.

Bó chân

Trong tất cả các tập tục hủ tục cổ xưa, thứ làm người ta hận nhất có lẽ bó chân. Nó kéo dài từ thời Minh cho tới mãi thời Dân Quốc mới xem như chấm dứt. Trong suốt chiều dài lịch sử hiện diện của mình, bó chân được xem như một mốt thời thượng, thậm chí dần dà biến thành một quy định. Nếu một cô gái xuất thân từ gia đình đứng đắng mà không thực hiện bó chân, thì cô ta sẽ bị xã hội khinh thường, thậm chí không thể lấy chồng hoặc sau khi lấy sẽ bị nhà chồng khinh ghét.

16

Bó chân là dùng vải vóc buộc vòng quanh chân các bé gái, để phần chân trở nên nhỏ và nhọn và được xưng là ba tấc sen vàng, nó là một trong những biểu tượng cái đẹp của Trung Quốc thời cổ đại. Nhưng thời gian khởi nguyên và lý do đây được xưng là sen vàng thì tới nay vẫn chưa ai biết. Hủ tục này hiện nay đã bị huỷ bỏ hoàn toàn.

Tuy nhiên để miêu tả việc bó chân, dân gian có câu: “Bó một đôi chân, khóc một hang nước mắt”. Cái tên ba tấc sen vàng dù có đẹp mấy thì cũng là đánh đổi bằng sức khoẻ và máu của các cô gái. Tuổi để thực hiện bó chân tuỳ mỗi nơi mỗi khác, ở Thiên Tân thì khoản 4-5 tuổi, bất khoản 3-4 năm để hoàn thành việc này, đến 7-8 tuổi thì xem như đã có hình dáng sơ bộ.

Theo ghi chép về quá trình này thì vào lúc chuẩn bị bó chân, các bé gái sẽ được ngâm chân trong nước nóng, nhân lúc chân còn ấm, bé quặp phần ngón chân trừ ngón cái vào lòng bàn chân, đồng thời bôi phèn chua lên các ngón chân, phần lưng bàn chân sẽ được đẩy lên cao, giữ nguyên tư thế này và bó lại. Bằng cách này chân sẽ cong lại, chiều dài chân cũng nhỏ theo.

17

Nỗi đau quấn chân có thể nói là khó thể diễn tả, mỗi lần gỡ vải ra quấn vải lại sẽ làm các bé gái khóc lóc thảm thiết. Nhưng vào thời cổ đại, các cô gái chỉ có thể nhẫn nhịn nổi đau này.

12

Nuôi cổ trùng

Truyền rằng tài nuôi cổ của người Miêu ở Tương Tây cực kì nổi tiếng, thần thông quảng đại, chỉ một con sâu nhỏ có thể làm người ta phát điên, thậm chí toàn thân thối rữa. Trong văn hiến từng ghi nhận có vô vàn loài cổ khác nhau và cách dùng khác nhau.

Vậy nuôi cổ thế nào?

Có vài loại người từng nuôi cổ nhấn mạnh phải vào ngày năm tháng năm âm lịch tập họp các loài trùng độc lại, vì ngày này khí độc mạnh nhất sẽ giúp các loài trùng độc càng mạnh hơn. “Cổ, được làm vào ngày đoan ngọ, mượn ngày có dương khí nhiều nhất luyện thành, có thể giết người trong vô hình.” “Thường dùng rắn, trùng, rết để chế tác, không có cách giải, đụng vào chỉ có chết. ”14

Trong Thông Chí từng ghi lại, phải dùng một trăm loại trùng độc, có chỗ thì ghi 12 loại trùng độc, trước khi nuôi cổ, phải quét tước nhà cửa sạch sẽ, cả nhà già trẻ phải tắm rửa xông hương, thành tâm thành ý cúng bái trước bài vị tổ tiên, cầu nguyện quỷ thần phù hộ. Sau đó ở chính giữa nhà, đào một cái hố to, chôn một cái hũ xuống, hũ phải là loại có bụng bự miệng nhỏ, để dễ đóng nắp. Ngoài ra miệng hũ phải được mài bằng phẳng, chờ tới ngày năm tháng năm ra ruộng bắt 12 loại bò sát bất kì vào, bình thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bò cạp, giun, sâu xanh, bọ ngựa,... tóm lại trừ những loài biết bay và 4 chân, tốt nhất là có độc.

Sau đó bỏ 12 loại trùng độc này vào hũ, đóng kín miệng hũ lại, cả nhà người nuôi vào mỗi đêm trước khi đi ngủ phải cầu nguyện, mỗi ngày thức dậy cũng phải cậu nguyện, không được dừng hoặc đứt đoạn. Vả lại trong lúc nuôi cổ và cầu nguyện không được để người ngoài biết, nếu để người ngoài biết cổ sẽ bị các phù thuỷ bắt đi, cả nhà người nuôi sẽ chết.

Trong vòng một năm, các loại bò sát trong hũ sẽ tàn sát lẫn nhau, cắn nuốt lẫn nhau, loài độc mạnh ăn loại độc yếu, con khoẻ ăn con yếu, cuối cùng sẽ chỉ có một con còn sống, sau khi giết và ăn thịt hết các loài bò sát khác, con còn sống này cũng sẽ thay đổi hình dáng và màu sắc.

Dựa theo truyền thuyết dựa vào các loại trùng độc được bỏ vào hũ, chia thành cô số loại khác nhau. Nhưng chủ yếu có hai loại, một là long cổ, hình thái giống rồng, đoán chứng con sống sót cuối cùng là rắn độc, rết hoặc các loại bò sát hình thể dài biến thành. Một loại khác là kì lân cổ, hình thái tương tự kì lân, chắc hẳn là do ếch, thằn lằn hoặc các loài bò sát có chân hoá thành.

15

Sau một năm, cổ đã thành, chủ nhân sẽ đào hũ này ra, cất vào một phòng không thông khí, không có ánh sáng. Nghe nói cổ thích ăn trứng gà sống, mỡ heo và cơm, sau khi nuôi được 3-5 năm, cổ sẽ trưởng thành hơn mười thước, chủ nhân chọn một ngày may mắn mở hủ ra để cổ do ra ngoài.

Sau khi cổ thoát ra có con biến thành một quả cầu lửa bay quanh núi rừng, có con biến thành một bóng đen, qua lại trong thôn xóm. Phép thuật của cổ mạnh nhất vào lúc hoàng hôn. Mỗi lần về nhà cổ sẽ vẫn ở lại trong hủ. Nếu hôm đó nó đã ăn được thức ăn bên ngoài, chủ nhân không cần cho ăn nữa.

13

Đồn rằng nuôi cổ không phải vì cổ có thể trộm đồ về cho chủ nhân sử dụng, mà là chủ nhân muốn mượn linh khí từ cổ, để giúp nhà mình mọi điều thuận lợi, thăng quan phát tài. Ngoài ra nếu có người phát hiện chủ nhân nuôi cổ, mời thầy về làm phép, cả nhà chủ nhân sẽ bị cổ giết sạch.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.