Lịch sử La Mã luôn được xem như một chủ đề hấp dẫn của giới sử gia với những cuộc chiến tranh giành quyền lực, đấu trường đẫm máu và hơn thế nữa. Đặc biệt, các vị vua La Mã, những người nắm trong tay vận mệnh của quốc gia cũng không phải người tầm thường. Một vài trong số họ thì được tôn làm thánh thần, nhưng cũng có không ít hôn quân thì phải chịu tiếng xấu muôn đời. Trong bài viết này, Lost Bird đã tổng hợp lại 19 sự thật thú vị về các vị vua La Mã, giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những nhân vật này:
1. Augustus
Trục xuất con gái mình, công chúa Julia đến một hòn đảo bị bỏ hoang vì… ngứa mắt. Trước đó, cô công chúa này đã buộc phải kết hôn ba lần và cũng khiến cha mình thêm bận rộn vì phải giải quyết các mối tình ngoài lề của cô.

Augustus - Hoàng đế đầu tiên của La Mã
2. Tiberius
Đối lập với người tiền nhiệm vĩ đại của mình, Tiberius là một kẻ ấu dâm chính hiệu khi luôn các cậu bé bơi cùng mình và cho phép chúng… cắn vào cơ thể của ông.
3. Nero
Mong muốn thầm kín của ông là được trở thành ca sĩ opera. Lần duy nhất vị bạo chúa này thực hiện được ước mơ của mình lại là màn biểu diễn tệ hại đến khó quên, khi giọng hát của ông khiến một phụ nữ lâm bồn giữa lúc nghe hát. Tệ hơn, nhiều người cũng không chịu được giọng hát “Chaien” của ông cũng chạy trốn bằng cách… quăng mình ra khỏi cửa sổ vì không thể ra ngoài bằng cổng chính.

Tranh vẽ bạo chúa Nero
4. Vespasian
Phá hủy đền thờ Solomon và đuổi người Do Thái bị đuổi ra khỏi Jerusalem. Ông này cũng cho thuế với nước tiểu, do những công dụng "thần kỳ" mà nó mang lại.
5. Domitian
Một vị vua có tư tưởng bài Do Thái đã tiến hành săn lùng và xử tử người Do Thái. Là một bạo chúa, ông này đã không ngần ngại xử tử các thượng nghị sĩ vì bất đồng chính kiến. Kết quả, ông này bị các cận thần của mình "xử đẹp" trên giường ngủ.
6. Trajan
Lãnh thổ La Mã được mở rộng nhất dưới thời ông này, thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục. Đây cũng là vị hoàng đế đầu tiên không sinh ra ở Ý.
7. Hadrian
Người đầu tiên đi hết các lãnh thổ của đế chế La Mã và thực hiện nhiều cải cách quan trọng để củng cố chúng, đáng chú ý nhất là cho xây dựng Bức tường Hadrian nhằm bảo vệ vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh hiện tại trước mối đe dọa từ Man tộc ở phía bắc. George R.R. Martin đã sử dụng bức tường này như nguồn cảm hứng của mình cho Tường thành trong tiểu thuyết Song of Ice and Fire.
8. Antoninus Pius
“Trạch nam” hầu như không bao giờ rời thủ đô trong triều đại 23 năm của mình. Công việc chính của ông là ra lệnh cho các tướng lĩnh dưới quyền bình định những vùng lãnh thổ mới và chu toàn mọi vấn đề đối nội.
9. Marcus Aurelius
Ông đã dành phần lớn triều đại của mình để đối phó với các cuộc chiến tranh, xâm lược, các cuộc nổi dậy và một đợt bùng phát bệnh dịch hạch chết người vào năm 167 A.D.
10. Commodus
Thân là vua nhưng lại có tâm hồn đấu sĩ. Theo nhà sử học La Mã Edward Gibbons, ông này thường xuyên ăn mặc như một đấu sĩ giáp đấu và đã từng chiến đấu trong đấu trường 735 lần.

Commodus ăn mặc như Hercules và đã từng trực tiếp tham gia đánh trận trong đấu trường
11. Elagabalus
Thành viên đầu tiên của cộng đồng Trans làm Hoàng đế La Mã. Dù chưa bao giờ phẫu thuật chuyển giới nhưng vẫn luôn tự giới thiệu bản thân như vậy trước mặt các khách hàng ở nhà thổ.
12. Alexander Severus
Bám váy mẹ đến mức để cho Julia Mamaea, mẹ mình và ngoại thích hoành hành. Kết cục là cả ông lẫn mẹ mình đều bị quân đội giết chết trong lều như kết quả của một cuộc nổi loạn.
13. Maximinus Thrax
Nông dân người Thracia đầu tiên trở thành hoàng đế qua con đường binh nghiệp. Ông khét tiếng với sự tham lam cùng cực khi liên tục trưng thu tài sản công và tư để làm giàu bản thân.
14. Aurelian
Được biết đến với công trình Bức tường Aurelian nổi tiếng, một vành đai phòng thủ quanh thành phố Rome. Ngoài ra, ông cũng đánh bại Zenobia, nữ hoàng của thành phố Palmyra để thiết lập lại trật tự bờ Đông La Mã.

Một góc bưc tường Aurelian ở Rome ngày nay
15. Carinus
Một người theo chủ nghĩa khoái lạc khi kết hôn chín lần. Ông này cũng thường xuyên quấy rối vợ của các tướng lĩnh để thỏa mãn dục vọng cá nhân.
16. Diocletian
Người thiết lập nên chế độ quân chủ kiểu La Mã, bao gồm hai Augustus (hoàng đế Đông và Tây La Mã) và hai Caesar (phó hoàng đế). Ông chia đế chế và các tỉnh thành 12 giáo phận và mỗi vùng này được cai quản bởi một chức sắc tôn giáo. Diocletian cũng thường được nhớ đến khi thẳng tay đàn áp Kito giáo và cho tiến hành nhiều vụ tra tấn, bắt bớ các tín đồ Kito.

Thánh Sebastian đối diện với Diocletian trước khi tử vì đạo
17. Constantine
Hoàng đế La Mã đầu tiên công nhận Kito giáo và biến tôn giáo này thành quốc giáo. Mặc dù vậy, ông cũng không được rửa tội cho đến những ngày cuối trong đời. Ông cũng cho khôi phục tài sản của các nhà thờ Thiên chúa giáo, trong đó lại tịch thu các đền thờ ngoại giáo. Hiến tế, thi đấu sĩ và mại dâm bị cho là vi phạm pháp luật.
17. Julian
Chưa bao giờ quan hệ tình dục dù đã kết hôn. Julian được người đời sau tôn là “Tông đồ” với những nỗ lực chống lại các tôn giáo ngoại đạo, tôn giáo nguyên thủy La Mã. Ông chết do bị thương trong cuộc chiến với người Ba Tư.
18. Theodosius
Người trực tiếp khiến La Mã sụp đổ khi cho phép rợ Goth định cư ở Thrace. Những người này sau đó đã tiến hành cướp phá La Mã, dưới thời Alaric. Dưới triều đại của Theodosius, Thế vận hội và các phong tục nguyên thủy khác của La Mã bị cấm.

Flavius Odoacer ép Romulus Augustus thoái vị
19. Romulus Augustulus
Hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã, người chứng kiến “Đế chế Vĩnh cửu” trở thành lịch sử. Từ đây, lịch sử châu Âu bước vào thời kỳ Trung cổ, được thống trị bởi các vua Goth và Giáo hội La Mã.
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.