• Về đầu trang
Chim Vịt
Chim Vịt

Bi kịch của công chúa Triều Tiên cuối cùng: 20 năm trong bệnh viện tâm thần, chồng bỏ rơi, con gái tự sát

Khám phá

Nàng công chúa cuối cùng Triều Tiên là Đức Huệ Công chúa. Sinh ra mang trong mình dòng máu hoàng tộc, tưởng chừng cả đời sẽ được sống trong nhung lụa, không phải màng đến thế sự nhưng ngờ đâu phận đời của bà lại bi kịch, éo le đến thế.

1

Đức Huệ Công chúa

Đức Huệ Công chúa - nàng công chúa cuối cùng của Triều Tiên (thời kỳ Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa bị tách ra làm hai quốc gia), là cô con gái cưng của Hoàng đế Quang Vũ và Lương Cung nhân.

2

Bức hình chụp lại gia đình Hoàng tộc của Đức Huệ Ông chúa

Bà sinh ngày 25 tháng 5 năm 1912, mất ngày 21 tháng 4 năm 1989. Thực ra nếu xét theo đúng vai vế trong hoàng tộc Hàn Quốc thì Đức Huệ Công chúa phải được gọi là “Ông chúa”. Vì theo luật lệ của hoàng gia, các đích nữ - con gái của Hoàng hậu mới được gọi là Công chúa (Kongju), còn thứ nữ - con gái của phi tần thì chỉ gọi là Ông chúa (Ongju). Do mẹ là một cung nhân mà không phải Hoàng hậu nên bà chỉ được gọi là "Ông chúa" thay vì "Công chúa".

3

Dù chỉ là một “Ông chúa” nhưng Đức Huệ lại được vua cha hết mực yêu quý và cưng chiều.

Bắt đầu từ những năm 1895, người dân Hàn Quốc luôn sống dưới sự cai trị của hoàng gia Nhật Bản. Chính vì vậy mà triều đình Hàn Quốc chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, thực tế thì toàn bộ quyền hành đã nằm trọn trong tay Nhật Bản.

Vì lợi ích của mình, người Nhật sẵn sàng bắt những người con trai của Hoàng đế Quang Vũ sang Nhật Bản để đào tạo họ trở thành chiêu bài chính trị cho sau này.

Cũng bởi vì quá thương yêu cô con gái nhỏ của mình mà Hoàng đế Quang Vũ luôn lo sợ tương lai, Đức Huệ Ông chúa sẽ bị người Nhật bắt về nước làm con tin như các anh trai. Chính vì vậy mà vị hoàng đế này đã ngày đêm suy nghĩ, sắp xếp cho tương lai của báu vật trong lòng mình.

7

Dù tuổi đời công chúa còn rất nhỏ nhưng hoàng đế Quang Vũ đã nhanh chóng bí mật sắp đặt hôn sự cho Đức Huệ. Lúc đó ông chúa mới chỉ tròn 7 tuổi, hoàng đế Quang Vũ đã yêu cầu các đại thần trong triều chọn ra một chàng trai đủ tài, đủ đức để có thể kết hôn với ông chúa.

photo 1 1528644047470450612347

Có thêm con gái ở tuổi xế chiều nên Hoàng đế Quang Vũ rất yêu thương và cưng chiều Đức Huệ. Vị hoàng đế này luôn tìm mọi cách để con gái có một tương lại hạnh phúc

Tuy nhiên sự đời có ai ngờ được rằng, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Quang Vũ Hoàng đế vì muốn nhanh chóng khôi phục lại đất nước đã bí mật gửi sứ giả đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế. Nửa đường bị người Nhật phát hiện, không lâu sau vị hoàng đế Đại Hàn này đã bị đầu độc khi chưa kịp tìm ra vị hôn phu cho con gái mình. Năm đó Đức Huệ Ông chúa vừa tròn 8 tuổi, chỗ dựa tinh thần duy nhất đã biến mất, bởi vậy mà ông chúa vô cùng buồn bã, u uất.

4

Quả đúng như những gì mà khi còn sống Hoàng đế Quang Vũ lo sợ, vào năm 1925 khi Ông chúa Đức Huệ tròn 13 tuổi, Nhật Bản đã gửi thông báo yêu cầu Đức Huệ phải được đưa sang đây du học. Cũng chính từ lúc này, cuộc đời với chuỗi ngày bi kịch của bà chính thức bắt đầu.

Sau khi sang Nhật Bản, Đức Huệ một mình sinh sống trong một căn hộ dù mới chỉ 13 tuổi, hàng ngày bà không nói chuyện, cũng không tiếp xúc với bất kỳ ai. Năm 1929, được tin mẹ đẻ qua đời, bà tự nhốt mình trong phòng, không ăn uống hay bước ra ngoài suốt nhiều ngày liền. Sau tang lễ của mẹ, trạng thái tâm lý của Đức Huệ Ông chúa ngày một thất thường, các bác sĩ tại Nhật Bản đã chẩn đoán bà bị mắc chứng “mất trí sớm” khi mới chỉ 17 tuổi.

5

Đức Huệ Ông chúa và Bá tước Sō Takeyuki

Bệnh tình của bà nghiêm trọng hơn vào những năm 1930. Mặc cho tình trạng sức khỏe của Đức Huệ suy sụp, chính quyền Nhật Bản vẫn sắp xếp tổ chức hôn sự cho bà với Bá tước Sō Takeyuki.

photo 6 1514384099066 1

Ngày 14/8/1932, Đức Huệ Ông chúa hạ sinh một cô con gái đặt tên là Masae (Chính Huệ). Sau khi sinh con, Đức Huệ được đưa vào bệnh viện tâm thần, do bệnh tình của bà có diễn biến xấu đi, tinh thần lúc nào cũng hoảng loạn bất an.

Bà được chuyển từ bệnh viện tâm thần này qua bệnh viện tâm thần khác. Cho tới năm 1953 sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên chia cắt đất nước thành hai miền, nhận thấy Đức Huệ Ông chúa không còn giá trị lợi dụng gì nữa nên chồng của bà đã chính thức đệ đơn ly hôn và bỏ rơi bà trong bệnh viện tâm thần.

2 năm sau đó, con gái duy nhất của Đức Huệ Ông chúa cũng tự sát càng khiến bệnh tình của bà trầm trọng thêm, từ đây bà mất đi toàn bộ ý thức với thế giới xung quanh.

7981340290

Ngày 26 tháng 1 năm 1962 bà được quay trở lại quê nhà

3r63000058opso42p63r

Trải qua 38 năm Đức Huệ Ông chúa mới chính thức được trở về quê nhà

Bà sống một cuộc sống cô độc trong bệnh viện tâm thần suốt hơn 20 năm trời. Phải đến tận năm 1962, Đức Huệ Ông chúa mới được phép quay về quê hương sau 38 năm cô độc nơi đất khách quê người, trong tình trạng bị bệnh tật hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần.

Cuối cùng bi kịch về cuộc đời của Ông chúa Đức Huệ cũng đi đến hồi kết. Ngày 21/04/1989, bà qua đời ở tuổi 77 tại cung điện Changdeok và được an táng tại Hongryureung ở Namyangju, gần Seoul.

2 ong chua

Cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời của bà có tên là “Ông chúa Đức Huệ”

Ngoài ra còn có hẳn một cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời bà mang tên Ông chúa Đức Huệ, cuốn tiểu thuyết đã tái hiện lại phận đời bất hạnh đầy đau khổ của những người phụ nữ dưới vòng xoáy lịch sử và vận mệnh chiến tranh lúc bấy giờ.

Theo: kknews

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.