• Về đầu trang
Răng Đen
Răng Đen

Câu chuyện bi kịch và đẫm máu đằng sau biểu tượng nổi tiếng của nhóm hacker Anonymous

Lịch sử

Chiếc mặt nạ Guy Fawkes rất nổi tiếng, nó được xem là biểu tượng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa đại chúng. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh chiếc mặt nạ này ở trên phim ảnh, truyện tranh, nổi bật như tác phẩm V for Vendetta xuất bản vào thập niên 80 và được chuyển thành phim vào năm 2006. Đặc biệt mặt nạ Guy Fawkes còn đại diện cho tổ chức hacker bí ẩn Anonymous.

Guy Fawkes không phải một nhân vật tưởng tượng, được văn chương thêu dệt nên mà là một con người có thật, sở hữu nụ cười gây ám ảnh nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Câu chuyện của ông là nguồn cảm hứng cho những người luôn chiến đấu với tư tưởng vô chính phủ, được tự do theo đuổi mục đích sống mà không bị đàn áp.

Người lên kế hoạch ám sát nhà vua

Chuyện của Guy Fawkes diễn ra vào đầu thế kỷ 17. Guy Fawkes hay còn được gọi là Guido Fawkes sinh ngày 13/04/1570 tại York. Năm lên 8 tuổi, cha ông qua đời nên sau đó mẹ ông đã tái giá với một người Công giáo có tư tưởng chống Anh giáo. 

Tranh vẽ Guy Fawkes

Cuộc đời của ông cứ thế yên bình trôi qua cho đến khi Guy Fawkes tham gia vào kế hoạch âm mưu thuốc súng. Năm 1604, ông đã gia nhập một tổ chức thuộc Công giáo Anh do Robert Catesby lãnh đạo. Robert là người đã vạch ra kế hoạch ám sát vua James I của Anh quốc.

Những người tham gia trong cuộc âm mưu thuốc súng.

Trong âm mưu thuốc súng, Robert Catesby là chỉ huy nhưng phần lớn mọi phương án hành động đều do Guy Fawkes lên ý tưởng và thực hiện vì ông am hiểu về thuật chiến đấu trong quân sự và cách sử dụng thuốc nổ. Tổ chức ám sát gồm có 13 người, kế hoạch dự định diễn ra vào ngày 05/11/1605 tại tòa nhà quốc hội, nơi diễn ra phiên họp đưa công chúa Elizabeth 9 tuổi, con gái của vua James I lên lãnh đạo Giáo hội Anh.

Tuy nhiên âm mưu đã bị bại lộ trước khi được thực hiện. Vào ngày 26/10/1965, một lá thư nặc danh đã được gửi đến Nam tước Monteagle William Parker, cận thần của nhà vua. Guy Fawkes cùng một số thành viên trong tổ chức bị bắt giữ và nhận lấy một hình phạt thảm khốc.

Cái chết bi thảm với nụ cười đầy bí ẩn

Guy Fawkes bị bắt khi đang cố bảo vệ thuốc súng. Quân lính hoàng gia tống ông vào nhà ngục, tra tấn ông hàng giờ để lấy lời khai. Sau đó, ông bị kết tội phản quốc và chịu mức án tử hình là treo cổ. Trước khi ông chết, vua James I đã hy vọng Guy Fawkes sẽ đầu hàng, van xin và nói những câu khuất phục, ăn năn trước tội lỗi của mình. Nhưng Guy Fawkes đã bất khuất chấp nhận cái chết, gương mặt ông bình thản và trên đôi môi nở một nụ cười ma quái. 

Ngày 31/01/1606, Guy Fawkes ra đi trong tình trạng vô cùng bi thảm. Trước khi bị hành hình, ông đã nhảy từ giàn giáo nơi treo cổ xuống, ông bị gãy cổ rồi chết. Thi thể ông bị móc lấy nội tạng và bị xe ngựa kéo lê khắp phố phường; sau đó bị đem đến bốn vùng của Anh quốc để thị uy dân chúng.

Từ ấy nụ cười trên gương mặt trước khi chết của Guy Fawkes trở thành một truyền thuyết được người dân chúng kể lại về vụ ám sát nhà vua bất thành. Gương mặt đó sau trở thành chiếc mặt nạ danh tiếng, biểu  tượng ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng cho đến ngày nay. Người ta nói rằng khi nhìn kỹ vào chiếc mặt nạ sẽ có cảm giác đó không hẳn là nụ cười mà trên gương mặt Guy Fawkes chất chứa muôn vàn nỗi buồn.

Một biểu tượng của tự do, dân chủ

Vào những năm 1980, nhà văn Alan Moore và họa sĩ David Lloyd đã lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sử Guy Fawkes để xây dựng nên tác phẩm truyện tranh V for Vendetta. Truyện có nội dung kể về cuộc đời một người đàn ông bí ẩn đeo mặt nạ Guy Fawkes và tự xưng là V. Bộ truyện tranh ngay lập tức “gây sốt” và ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của giới trẻ lúc bấy giờ. 

Chiếc mặt nạ Guy Fawkes trở thành một biểu tượng cho tự do và dân chủ, cho tư tưởng phản đối chống lại sự độc tài trong chính trị xã hội. Nó xuất hiện trong các cuộc biểu tình, là hình ảnh phản chiếu cho sự phản kháng trên toàn thế giới.

Câu chuyện của Guy Fawkes đã để lại dấu ấn trong lịch sử. Ông được nhắc đến trong văn học, âm nhạc và phim ảnh. Tên ông gắn liền với các địa danh như sông Guy Fawkes tại Australia, đảo Isla Guy Fawkes thuộc Quần đảo Galápagos. Và đặc biệt trong thời đại 4.0 này, hình ảnh của Guy Fawkes còn phảng phất trong thế giới công nghệ số khi đại diện cho tổ chức hacker khét tiếng Anonymous.

Ở Anh cứ mỗi năm đến ngày 05/11, người dân lại tổ chức Guy Fawkes Day, ngày lễ kỷ niệm sự kiện Guy Fawkes ám sát bất thành vua James I. Vào ngày này, hình nộm của Guy Fawkes bị hỏa thiêu và sau đó những tràng pháo hoa được bắn lên trên bầu trời đêm.

Âm mưu thuốc súng đã thất bại nhưng tinh thần chiến đấu kiên cường, một lòng hướng về tự do của Guy Fawkes đã trở thành bất tử, sống mãi trên chiếc mặt nạ có nụ cười ma mị.

Đọc thêm: Pikupikun - 'Thánh ôm' Nhật Bản khiến phụ nữ phát cuồng xếp hàng dài để được... ôm trong 20 giây

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.