• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Cuộc hiến tế trẻ em quy mô lớn nhất từng xảy ra ở Peru để 'đàm phán với siêu nhiên'

Lịch sử
1

Hình ảnh bộ xương của một cậu bé (bên trái) nằm kế bên con lạc đà (bên phải) được cho là một trong hơn 140 trẻ em và hơn 200 lạc đà không bướu bị đem ra làm vật hiến tế tại bờ biển phía bắc của Peru vào khoảng những năm 1450.

Sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra nhiều bộ hài cốt trên bờ biển phía bắc của Peru, họ nói với National Geographic rằng, đây được xem là bằng chứng lớn nhất về việc cúng tế trẻ em ở châu Mỹ, cũng có thể là số trẻ em bị giết hại cùng một lúc nhiều nhất trên thế giới.

Hơn 140 trẻ em và 200 con lạc đà đã bị giết để phục vụ cho các nghi lễ hiến tế diễn ra cách đây khoảng 550 năm, ẩn trong bóng tối phía sau thủ phủ sắc màu rực rỡ của Đế quốc Chimú.

Các cuộc điều tra khoa học được đội ngũ liên ngành quốc tế, do Gabriel Prieto của Universidad Nacional de Trujillo và John Verano thuộc Đại học Tulane hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra họ còn nhận được sự ủng hộ từ các khoản tài trợ từ Hiệp hội Địa lý Quốc gia.

2

Trong 1 ngày tìm kiếm, các nhà khảo cổ học đã tìm ra hơn 10 hài cốt trẻ em đã bị lớp cát khô chôn vùi và bảo quản trong suốt 500 năm. Phần lớn trẻ em trong nghi lễ được xác định từ 8 đến 12 tuổi.

Cảnh quan tuyệt đẹp và cái kết bi thảm

Địa điểm hiến tế được gọi là Huanchaquito-Las Llamas, nằm gần với Di sản Thế giới được UNESCO công nhận là Chan Chan (trung tâm hành chính Chimú cổ đại), thị trấn Trujillo hiện tại.

Trong thời kỳ thịnh vượng, Đế chế Chimú đã cai trị một lãnh thổ dài 600 dặm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và các thung lũng từ biên giới giữa Peru và Ecuador.

Chimú là một trong những thành phố lớn nhất ở châu Mỹ, còn Chan Chan là thủ đô của nền văn minh Chimú cổ.

Tộc người da đỏ Inca chỉ huy một đế chế lớn hơn cả Đế chế Chimú vào thời kỳ tiền Colombo và những người lính Inca cũng đã chấm dứt Đế chế Chimú vào khoảng năm 1475.

3

Các khu định cư của người dân Chimú dọc theo bờ biển phía bắc của Peru dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu do các chu kỳ thời tiết bất thường El Niño gây ra.

4

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy khu vực cúng tế Huanchaquito-Las Llamas nằm khá gần với những tàn tích rực rỡ của thủ đô cổ Chan Chan.

Huanchaquito-Las Llamas (thường được các nhà nghiên cứu gọi là "Las Llamas") lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2011 sau khi hài cốt của 42 trẻ em và 76 con lạc đà được tìm thấy trong một cuộc tìm kiếm do Gabriel Prieto chỉ đạo. Là một nhà khảo cổ gốc Huanchaco, Prieto đã khai quật một ngôi đền 3.500 năm tuổi tại khu vực hiến tế.

Cuộc khai quật kết thúc tại Las Llamas vào năm 2016, hơn 140 bộ xương trẻ em và 200 con lạc đà không bướu được phát hiện tại khu vực này; theo như kết quả nghiên cứu trên những sợi dây thừng và trên các loại vải được tìm thấy cho biết họ sinh sống khoảng năm 1400 đến năm 1450.

5

Nhiều trẻ em bị bôi chu sa (tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ) trong buổi lễ trước khi nạn nhân bị mổ phanh lồng ngực để thuận lợi cho việc moi tim ra ngoài.

6

Hộp sọ của trẻ em bị màu chu sa nhuộm đỏ, những vết chém trên xương ức và xương sườn bị chặt.

Ngoài ra các nhà khảo cổ còn tìm ra tại gần khu vực cúng tế trẻ em và động vật có 3 bộ xương của người trưởng thành, 1 của đàn ông và 2 bộ hài cốt của phụ nữ. Họ tin rằng 3 người này đã đóng một số vai để dẫn dắt lễ hội hiến tế và ngay sau đó họ cũng bị đem ra làm vật tế thần.

7

140 trẻ em bị cúng tế có độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi, nhưng phần lớn từ 8 đến 12 tuổi, được chôn tại phía tây, hướng về biển. Những con lạc đà non dưới 18 tháng thường được chôn ở hướng đông, phía các đỉnh núi cao của dãy núi Andes.

Dựa trên các bằng chứng từ một lớp bùn khô không bị xáo trộn quá nhiều được tìm thấy ở phía đông, các nhà điều tra cho rằng những bộ xương của trẻ em và động vật này đều bị giết trong cùng 1 sự kiện.

8

Năm 2011, người dân địa phương đã nói với nhà khảo cổ Gabriel Prieto rằng nên nhanh chóng đến địa điểm hiến tế Las Llamas để khảo cổ và họ cũng nhắc nhở ông rằng các bộ xương người nằm trên những cồn cát xung quanh nhà họ đang dần bị ăn mòn.

Một nghi lễ không được cho phép?

Nếu kết luận của các nhà khảo cổ là chính xác, Huanchaquito-Las Llamas có thể là bằng chứng khoa học hấp dẫn cho sự kiện cúng tế trẻ em lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Cho đến hiện tại, sự kiện hiến tế hàng loạt lớn nhất mà con người có được bằng chứng vật lý là vụ cúng tế người theo nghi lễ với 42 trẻ em bị đem ra hiến tại Templo Mayor - Thành phố Mexico ngày nay.

Việc khám phá ra các bộ hài cốt của nạn nhân trong buổi hiến tế được chôn trên ngọn núi của người Inca đã mang lại sự chú ý cho cả thế giới. Và nếu các nghi lễ là có thật thì chắc chúng đã được diễn ra trong suốt hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ.

John Verano cho biết rằng: "Đây là một nghi lễ giết người và nó rất có hệ thống."

9

Gabriel Prieto đã trải qua nhiều mùa khai quật tại địa điểm hiến tế Las Llamas.

10

John Veran đang làm các công tác phân tích hài cốt sau và cố gắng giải thích những sự kiện đằng sau để công bố cho nhân loại biết.

Các buổi hiến tế xác người dường như đã được xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới vào những thời điểm khác nhau, các nhà khoa học tin rằng nghi lễ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội phức tạp thông qua tầng xã hội và kiểm soát dân số bởi các tầng lớp xã hội ưu tú.

Tuy nhiên theo Joseph Watts, một nhà nghiên cứu - đang làm một dự án tiến sĩ tại Đại học Oxford và Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại cho biết các buổi hiến tế trên thế giới thường sử dụng người trưởng thành để làm vật hiến tế.

Đàm phán với siêu nhiên

Tuy nhiên việc cúng tế hàng loạt trẻ em và những con lạc đà non tại Las Llamas lại là một hiện tượng chưa từng được biết đến trong hồ sơ khảo cổ học và ngay lập tức câu hỏi được đặc ra: Điều gì đã thúc đẩy Đế quốc Chimú hành động như vậy?

11

El Niño-Southern Oscillation (ENSO) dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên. Trong giai đoạn nước biển ấm lên bởi El Niño, nhiệt độ bề mặt (màu đỏ) trải dài trên đường xích đạo, mang lại những cơn mưa xối xả, tàn phá và ảnh hưởng đến nghề cá ven biển. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghi thức cúng tế tại Las Llamas có thể là một nỗ lực xoa dịu các vị thần và giảm thiểu tác động của ENSO lớn xảy ra vào khoảng năm 1400-1450.

Haagen Klaus, giáo sư nhân chủng học tại Đại học George Mason là người đầu tiên tìm ra những bằng chứng về việc hiến tế trẻ em trong khu vực tại Thung lũng Lambayeque, phía bắc Huanchaco từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 12. Nhà sinh vật học Haagen không phải là thành viên của dự án Las Llamas, tuy nhiên ông cho rằng xã hội dọc theo bờ biển phía bắc Peru đã thực hiện nghi lễ hiến tế trẻ em có thể vì họ cho rằng hiến tế người trưởng thành không đủ để xoa dịu thần linh vì El Niño liên tục diễn ra.

"Người dân Chimú cho rằng hiến tế là một trong những việc giá trị nhất mà họ có thể làm." - Ông ấy giải thích. "Có thể họ đã thấy rằng [sự hi sinh của người lớn] không hiệu quả. Vì những cơn mưa vẫn tiếp tục kéo đến. Có lẽ vì vậy họ cần phải thay vật hiến tế mới cho trời đất, thần thánh."

12

Các nhà nghiên cứu tiếp tục làm sáng tỏ các sự kiện tại Las Llamas, và họ hy vọng cuối cùng sẽ giải thích được tại sao và làm thế nào con người có thể cầu xin siêu nhiên để kiểm soát những hiện tượng xảy ra trong thế giới.

Klaus nói: "Không thể biết chuyện gì đã thực sự xảy ra nếu như không có cỗ máy thời gian." Klaus nói thêm rằng khám phá Las Llamas là quan trọng, giúp con người hiểu hơn về những nghi lễ bạo lực và các biến thể của việc hiến xác tại vùng Andes. "Có một số ý kiến cho rằng cúng tế trẻ em được xem như là một sự thỏa thuận giữa con người và các vị thần siêu nhiên. Nhưng thực chất để có thể đàm phán với những năng lực siêu nhiên là một câu chuyện khác phức tạp hơn nhiều."

Nhóm nghiên cứu khoa học đang cố gắng điều tra để làm sáng tỏ lịch sử cũng như cuộc sống ngày trước của nạn nhân, chẳng hạn như họ là ai, họ đến từ đâu.

Mặc dù rất khó để xác định giới tính dựa trên một số phần còn xót lại của các bộ xương, phân tích ADN sơ bộ chỉ ra rằng cả nam và nữ đều là những nạn nhân, và phân tích đẳng hướng cho thấy không chỉ người dân trong quần thể địa phương mà họ còn đến từ những khu vực, sắc tộc khác của Đế quốc Chimú.

"Las Llamas mà một nơi độc đáo ở thế giới, nó khiến bạn tự đặt câu hỏi cho mình rằng liệu còn có bao nhiêu khu vực hiến tế giống như thế này đang chờ đợi con người khám phá ra." Prieto nói. "Đây chỉ là phần đỉnh của tảng băng trôi."

Theo: nationalgeographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.