• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Giải mã hệ thống phòng thủ bậc nhất của lâu đài thời Trung Cổ

Lịch sử

Hãy tưởng tượng nào! Bạn đang sống ở thời Trung Cổ và là một trong số ít những người may mắn sở hữu một tòa lâu đài cổ kính. Đừng vội mừng. May mắn này sẽ nhanh chóng đi qua và có thể thay bằng phiền phức vì có nhiều kẻ khác sẽ lăm le chiếm đoạt lâu đài của bạn, dù có thể bọn họ đã có trong tay một vài lâu đài riêng rồi.

Nếu bạn muốn bảo vệ nhà của mình, việc bạn cần làm là sở hữu một hệ thống phòng thủ hoàn hảo. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

phong thu lau dai

Kín cổng cao tường chỉ là một biện pháp tạm thời để giữ nhà (nguồn: Curiosity).

Gò đất cao (motte) và sân trong (bailey)

Những lâu đài ở nước Anh giữa thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ thứ 11 thường được xây bằng đá, gỗ và lợp tranh. Chúng tọa lạc trên gò đất cao tự nhiên hoặc nhân tạo. Còn sân trong là một vùng đất phía dưới gò đất, tạo điều kiện thuận lợi cho đội cung thủ ở trên lâu đài ngắm bắn kẻ thù.

phong thu lau dai

Mô hình kiến trúc phòng ngự motte & bailey (nguồn: theworldofcastle).

phong thu lau dai

Lâu đài nằm ở vị trí cao nhất không chỉ biểu thị cho đẳng cấp vương quyền, mà còn để bảo vệ chủ nhân của lâu đài khi bị vây hãm (nguồn: Wikipedia).

Hào nước (moat)

Hào nước bao xung quanh là một trong số những đặc điểm phòng thủ của lối thiết kế gò đất cao và sân trong. Hào lấp đầy nước sẽ gây khó cho quân địch nếu chúng muốn sử dùng thang trèo. Ngoài ra, hào nước còn liên kết các hệ thống phòng thủ khác bảo vệ lâu đài và có khả năng làm thay đổi cục diện chiến trận.

phong thu lau dai

Lâu đài Bodiam (Anh) với hào nước bên ngoài tường thành. Những hào nước sâu bao quanh lâu đài giúp chặn đứng lực lượng bao vây và những cỗ máy phá cổng (nguồn: Wikipedia).

Thành lũy phía ngoài lâu đài (barbican)

Hào nước sâu, cầu kéo và khung lưới sắt kéo ở cổng thành, đều là những điểm làm giảm sức tấn công của quân địch. Do đó, quân địch chắc chắn sẽ dồn quân tấn công ở những vị trí khác của lâu đài.

Và đây là lúc để những thành lũy phía ngoài lâu đài phát huy tác dụng. Những thành lũy này thường cao hơn cổng và cầu của lâu đài, giúp quân lính có khả năng tạo ra một “trận mưa” tên.

phong thu lau dai

Cầu kéo và khung lưới sắt là một phần quan trọng trong kiến trúc phòng vệ (ảnh: Pinterest).

phong thu lau dai

Thành lũy Warsaw (Phần Lan). Đa phần các thành lũy thời Trung Cổ sẽ được xây tách biệt với tuyến phòng thủ chính và liên kết với tường bảo vệ của thành phố (nguồn: Wikipedia).

Lỗ châu mai và lỗ ám sát

Hai đặc điểm phổ biến nhất của thành lũy phía ngoài lâu đài là lỗ châu mai và lỗ ám sát.

Mặc dù xuất hiện từ khoảng 200 năm trước Công nguyên, nhưng lỗ châu mai chỉ phổ biến vào thế kỉ 12 sau Công nguyên. Những lỗ châu mai thường là một khe hở nhỏ hẹp trên tường thành, cho phép binh lính bên trong bắn tên diện rộng mà không cần phải nhắm vào mục tiêu cụ thể.

Xảo quyệt hơn cả là những lỗ ám sát, hay còn gọi là machicolation. Những lỗ ám sát này thường được đặt trên trần ở những nơi có khả năng tấn công tốt như cổng ra vào hoặc hành lang. Nếu bạn đang thắc mắc những lỗ nhỏ xíu này có ích lợi gì, câu trả lời là đây: binh sĩ sẽ đổ rác rưởi, mảnh vụn và nước sôi (đôi khi là dầu sôi) vào kẻ thù qua những lỗ ám sát này.

phong thu lau dai

Những lỗ châu mai hình thánh giá trên tường thành rất phổ biến trong kiến trúc thời Trung Cổ (nguồn: Sashrepairs).

phong thu lau dai

Những lỗ ám sát phía trên tường thành. Nhỏ mà cực kì hữu ích đấy nhé (nguồn: Wikipedia).

Những ô cửa cao

Tường, hào, và lỗ ám sát là những biện pháp tuyệt vời để kìm chân địch không trèo qua cửa. Ngay đến cửa của lâu đài cũng nên cách xa mặt đất để ngăn chặn địch thủ. Nhưng làm thế nào để sử dụng một cánh cửa cách mặt đất 12 feet (gần 4 mét)? Thật đơn giản. Trong thời bình, người ta thường sử dụng những cầu thang gỗ có thể tháo rời và những lối dốc dẫn lên cửa.

phong thu lau dai

Bố trí quân sự phải cẩn trọng ngay từ những chi tiết nhỏ nhất (nguồn: Pinterest).

phong thu lau dai

Bức tường đồng tâm ngăn chặn những cuộc bao vây cũng là một phần trong thiết kế quân sự (nguồn: castlesworld).

phong thu lau dai

Lâu đài Windsor (Anh) được xây theo lối thiết kế motte & bailey, với phần gò đất cao nằm ở chính giữa và hai sân trong ở hai bên trái, phải (nguồn: castlesworld).

phong thu lau dai

Lâu đài Dover (Anh) là một kiến trúc phòng ngự thời Trung Cổ rất nổi tiếng. Tọa lạc ở vách đá lừng danh White Clifff, lâu đài Dover đã tận dụng địa thế hiểm trở này để ngăn chặn những cuộc tấn công từ đất liền lẫn đường biển (nguồn: English-heritage).

phong thu lau dai

Cứ là một thành trì kiên cố và vững chắc đi đã rồi hẵng là “lâu đài tình ái” nhé (nguồn: Europeanbestdestinations).

Theo: Curiosity
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.