• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Na Tra - Vị anh hùng 'bất hiếu' duy nhất được tung hô trong văn học Trung Quốc

Lịch sử

Những chi tiết tranh đấu, giúp đỡ lẫn nhau giữa Na Tra và Ngao Bính đã trở thành nguồn cảm hứng cho vô số fanfic và fanart, kiểu tóc “Na Tra” cũng đột nhiên trở thành trào lưu cho giới trẻ ở đây. Chính hình tượng trẻ con đáng yêu của Na Tra cũng được hoan nghênh vô cùng. Có thể nói bộ phim hoạt hình này đã đưa hình tượng Na Tra ra trước công chúng một cách vô cùng thành công.

13

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta đều biết, hình tượng Na Tra trong bộ phim hoạt hình ấy được lấy cảm hứng từ những truyền thuyết về nhân vật Na Tra của Trung Quốc. Thế nhưng có lẽ chẳng mấy ai biết được, hình tượng văn học của Na Tra trong con mắt người xưa có giá trị tồn tại, cũng như ý nghĩa về tư tưởng xã hội sâu sắc tới mức nào.

Xuất xứ của Na Tra cũng như sự phát triển về hình tượng văn học

Nguyên hình của Na Tra đến từ hình tượng đứa con trai thứ ba của thiên vương Bì Sa Môn trong Phật giáo Ấn Độ, vì cha là thiên vương nên mọi người đều gọi cậu là tam thái tử.

Khi Phật giáo được truyền bá rộng rãi vào Trung Quốc, vì có thể dễ dàng cắm rễ và phát triển, Phật giáo bắt đầu góp nhặt những văn hoá bản thổ, tín ngưỡng dân gian ở Trung Quốc hoà nhập vào mình. Thậm chí còn đưa những triết lý của Nho đạo vào trong bài giảng, kinh kệ của mình, theo xu hướng đó, những hình tượng nhân vật lịch sử có tính tượng trưng cao ở đây cũng dần được đưa vào và “thần hoá” lên.

15

Lý Tĩnh – cha của Na Tra vào thời cổ đại có sức ảnh hưởng và uy thế cực kì cao, chính vì thế Phật giáo đã đưa Lý Tĩnh gộp vào với thiên vương Bì Sa Môn, xem ông như chuyển kiếp của vị thiên vương này. Cái tên Na Tra thực chất là tên phiên dịch ra từ tiếng Phạn, tên gốc của vị tam thái tử này là Dịch Âm. Nếu Lý Tĩnh bị gộp vào với thiên vương Bì Sa Môn thì Na Tra theo lý cũng được đưa về làm con trai thứ ba của Lý Tĩnh. Kết quả là cha con thiên vương Bì Sa Môn đã được “hoá kiếp” ngay tại Trung Quốc trở thành cha con Lý Tĩnh – Na Tra.

11

Cùng lúc đó, các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết ly kì cũng được gán ghép lên người cặp cha con này, từ đó diễn sinh ra các câu chuyện khác, và được lưu truyền dưới dạng những câu chuyện dân gian, tiểu thuyết, tranh minh hoạ. Theo sự phát triển rộng rãi và đa dạng của nghệ thuật dân gian, câu chuyện về Na Tra dần được hình thành, hình tượng văn học của Na Tra cũng dần được hoàn thiện.

1 1

Những câu chuyện như: Na Tra giết chết con rồng, quậy tung Đông Hảo, đắc tội Thạch Cơ, bái Thế Tôn làm thầy (có dị bản viết rằng Na Tra bái Thái Ất chân nhân làm sư phụ), dần dà đi sâu vào lòng người. Trong đó, câu chuyện được mọi người nhớ kỹ nhất, có ấn tượng sâu sắc nhất, cũng là câu chuyện có tính mâu thuẫn và xung đột kịch liệt nhất chính là nỗi oán hận giữa Na Tra và người cha Lý Tĩnh của mình. Bi kịch cắt thịt trả mẹ, lóc xương trả cha cũng trở thành chuyện được người đời lưu truyền rộng rãi nhất.

1

Đặc biệt là sau khi trải qua sự gia công, bồi đắp của hai bộ tiểu thuyết cực kì nổi tiếng là Tây du kýPhong thần diễn nghĩa, câu chuyện của Na Tra lại càng được truyền bá rộng rãi hơn. Đương nhiên câu chuyện về Na Tra ở hai phiên bạn này sẽ có phần khác nhau. Nhưng sự nhuộm đẫm của văn học, sự trau chuốt, vun bồi ho hình tượng nhân vật Na Tra bằng cách này hay cách khác cũng đã đi sâu vào lòng người. Thế cho nên vào thế kỷ 20 - 21, khi phim truyền hình cũng như các vở kịch sân khấu dần phát triển, Na Tra cũng được đưa vào và giờ chúng ta có một tác phẩm dành riêng cho Na Tra trên màn ảnh rộng là Na Tra – Ma đồng giáng thế.

Sự thật đằng sau sự mâu thuẫn giữa cha con Na Tra – Lý Tĩnh

4

Biết được lai lịch của Na Tra, từ đây chúng ta mới có thể đào sâu hơn vào hình tượng này. Hình tượng thần thoại Na Tra có ý nghĩa và nội hàm cực kì sâu rộng, thực chất là một sự phản nghịch, chống đối, đi ngược lại với quan niệm về chữ Hiếu của người xưa.

“Hiếu” là yếu tố đạo đức, lễ giáo, luân lý trung tâm trong cuộc sống ngài xưa. Từ thời Hán nó đã trở thành một trong những hình thái ý thức chủ lưu, thời Hán không ít người nhờ chữ hiếu để dấn thân vào chốn quan trường, hiếu đã trở thành chuẩn tắc đạo đức cơ bản nhất, thậm chí trở thành bậc thang thăng tiến cho không ít kẻ.

Quan niệm truyền thống về chữ hiếu, một phần là để giữ gìn trật tự xã hội và dẫn đường cho con người ta. Nhưng về phương diện khác nó dã dần bị đẩy xuống vực sâu, bị tuyệt đối hoá, trở thành thứ đạo đức đè ép lên cá tính, thiên tính của con người.

8

Những câu chuyện trong thập nhị tứ hiếu: Nằm băng bắt cá, Quách Cự chôn con,... trở thành hình tượng kinh điển cho chữ hiếu, dường như ở một khía cạnh nào đó, chữ hiếu đã bị vặn vẹo một cách đáng sợ. Địa vị của các bậc cha mẹ được đề cao vô hạn, như câu chuyện Cổ Tẩu muốn con mình chết, Thuấn Hành cũng không dám cãi lời. Nhân cách của những đứa con bị chèn ép triệt để, từ hôn nhân cho tới học hành, thậm chí là con đường tương lai của mình, họ cũng không thể làm chủ mà phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của các bậc cha mẹ.

14

Những giáo điều đạo đức cứng nhắc này theo sự hưng thịnh của Nho giáo và Phật giáo, bắt đầu từ thời Nam Tống dần trở nên nghiêm trọng hơn, và vượt trội nhất vào thời Minh Thanh. Nó biến thành một công cụ để những kẻ thống trị lợi dụng giữ gìn những quyền thống trị của mình. Dưới sự ảnh hưởng này, quan niệm đạo đức ấy hoặc bồi dưỡng ra những kẻ ngu hiếu tới mức quá khích, hoặc là tạo ra những kẻ vì không muốn mình chịu uất ức nên vùng lên phản kháng, hoặc vì không đạt được tiêu chuẩn chữ hiếu thời đó mà trở thành kẻ bất hiếu.

Những kẻ ngu hiếu sẽ bất chấp tất thảy để thoả mãn yêu cầu của bậc cha mẹ; mà những kẻ bất hiếu chỉ làm ra những hành động màu mè, cho có. Quan niệm luân lý lấy chữ hiếu làm trung tâm, xuất phát từ yêu cầu chính trị nó dần vượt qua tình thân và tình yêu, thậm chí là cái thiện trong nhân tính. Khổng Dung nhường lê, sau này lại mang tội bất hiếu mà chết, mọi thứ đều dối trá một cách tàn nhẫn. Thế cho nên Lỗ Tấn cực kì phản cảm cái cách mà những kẻ ăn mày ôm theo con trẻ đang khóc, cầu xin lòng thương cảm của những kẻ qua đường.

12

Luân lý quan niệm xoay quanh chữ hiếu, giữ gìn trật tự phân cấp quân quân thần thần, phụ phụ tử tử. Góp phần tạo thành chế độ gia trưởng, chủ nghĩa chuyên chế phụ quyền và phu quyền thời xưa. Con cái không thể cãi lời cha mẹ, mọi việc đều phải tuân theo lệnh cha mẹ; hôn nhân phụ thuộc và cha mẹ, học tập làm quan cũng phải theo lời cha mẹ. Không thể tự do làm bất kì việc gì, thậm chí còn có thể vì báo thù cho cha mẹ, giết người trả thù, mà không chịu trách phạt, thậm chí còn được mọi người cổ vũ tung hô.

Những chuyện với những người hiện đại như chúng ta mà nói là quá đáng sợ này, lại vô cùng phố biến ở Trung Quốc thời cổ đại.

3

Cũng chính vì thế, bằng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, có không ít người đã đứng lên phản đối chế độ gia trưởng phong kiến, đồng thời cổ vũ và đồng tình với những câu chuyện tình yêu tự do, điển hình như Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, hay hình tượng và sự mâu thuẫn giữa Na Tra và Lý Tĩnh.

Tinh thần phản nghịch và ý nghĩa bi kịch của Na Tra

Mỗi một thời đại đều có văn hoá nghệ thuật thuộc về riêng mình. Nó phản ánh hiện thực xã hội, ẩn chứa những tình cảm và suy tư bí mật của người thời đó. Chính vì thế những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đã uyển chuyển hoặc phiến diện thể hiện tinh thần phản nghịch của mình. Đại diện nổi bật nhất trong số đó chính là Na Tra, vị “anh hùng” phàn nghịch duy nhất trong văn hoá cổ đại Trung Quốc.

7

Nếu như nói Dương Tiễn thông qua việc phá núi cứu mẹ, cãi lời cậu (Ngọc Đế), thể hiện một sự phản loạn không hoàn toàn với sự chuyên chế và cấp bậc nghiêm khắc thời xưa. Nói không hoàn toàn là vì hình tượng người cha ở đây đã được thay thế bằng hình tượng người cậu, vả lại hành động cứu mẹ đã là hành động phù hợp đạo đức vì thế việc cãi lời cậu đã được giảm thiểu một cách tối đa. Còn Na Tra thì trực diện đập tan những giáo điều đạo đức này.

Sinh ra đã bất phàm, ham chơi nghịch ngợm, nhưng bản tính không xấu, thậm chí còn vượt khó mà lên, dám làm dám chịu, khí khái phi phàm. Cho dù cậu chưa từng làm gì sai, nhưng vì hại mẹ sinh sản không thuận lợi, đã bị cha mình không thích, chỉ trích và đè ép ngay từ khi vừa sinh ra.

6

Quậy tung biển để thử kích, thậm chí là giết hại con rồng, Na Tra có nghịch ngợm gây sự, có vô tình giết hại người, nhưng xung đột chủ yếu lại đến từ việc Hải tộc lấy thế chèn ép. Từ Hải Quỷ dạ xoa đến thái tử Long Vương, ai ai cũng không đặt một đứa trẻ kì quái vào trong mắt, chỉ xem cậu ta như một con kiến mà mình có thể tuỳ ý đè chết. Vì bảo họ uy quyền của mình, họ bất chấp việc làm tổn thương Na Tra.

5

Na Tra lấy bạo lực để đáp trả bạo lực, mở rộng chính nghĩa trong lòng, cuối cùng bị cha mình ép phải chết. Khi lão Long Vương ép Lý Tĩnh giao Na Tra ra, Lý Tĩnh dù thấy không nỡ những vẫn quyết giao Na Tra ra. Dưới sự uy hiếp của Long Vương và sự chỉ trích của cha, Na Tra bước ra, chủ động gánh vác mọi chuyện, lấy sinh mệnh nhỏ bé của mình dập tắt cơn giận của Long Vương, cùng lúc đó cậu cũng đoạn tuyệt quan hệ với chính cha mẹ mình.

10

Sự phản loạn của Na Tra hợp tình hợp lý, vì cậu ta có một linh hồn tự do hoạt bát, ngập tràn thiên tính thơ ngây, chất phác, hiếu động; Na Tra chết oan ức, vì cậu ta là kẻ bị bạo lực xã hội cũng như bạo lực gia đình đè ép, bị chính gia đình và xã hội chèn ép thiên tính; Na Tra cũng có lỗi, cậu ta không nên phóng túng bản thân, chọn cách dùng bạo lực chống lại bạo lực.

Nhưng thực tế, đó cũng là thứ đi sâu vào lòng người nhất, vì Na Tra đã thay tất thảy những người bị cấp bậc luân lý và chủ nghĩa chuyên chế giành lại công bằng, cậu ta dám làm chuyện không ai dám làm. Lấy yếu thắng mạnh, trực diện bạo lực xã hội, lấy cái chết chống lại cha mình, muốn làm gì thì làm. Trên người cậu ta, ngưng tụ những đau khổ của con người khi bị luân lý xã hội tra tấn, ký thác niềm mong ngóng tự do và sức mạnh của người thường, đồng thời có thêm lòng dũng cảm mà người thường khó thể bì được.

9

Na Tra là một đứa trẻ phản nghịch, một đứa trẻ không ngoan, không bổn phận, không nghe lời dạy bảo, thường xuyên gặp phải phiền phức. Nhưng những truyền thuyết dân gian cũng đặt lên người cậu bé này vô vàn phẩm chất ưu tú và tốt đẹp, thế cho nên người đời trao cho Na Tra đồng tình và thương hại. Người ta thích sự nghịch ngợm, hâm mộ sức mạnh vô song, bội phục tinh thần dám làm dám chịu, càng khâm phục trước hành vi phản nghịch và to gan của cậu.

2

Na Tra hiếu thuận, vì cậu ta đoạn tuyệt quan hệ phụ tử, ngoại trừ lòng tức giận và sự thất vọng với cha mình, nhưng rất có thể còn có ẩn ý là “không còn liên luỵ”, “một người làm một người chịu”. Khi cậu ta chết, Long Vương không còn cớ làm phiền gia đình cậu ta; Na Tra có nghĩa vì dám đứng ra gánh tội để không làm liên luỵ tới cha mẹ và dân chúng, cũng vì thế hy sinh tính mạng.

Ngược lại, Na Tra cũng bất hiếu, vì cậu ta cãi lời cha, không phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ, từ đó gây ra hoạ lớn. Na Tra bất nghĩa vì lúc cậu ta dùng bạo lực chống lại bạo lực, đã không suy xét tới việc này có thể gây hoạ cho dân chúng hay không.

1 2

Hai đặc điểm tương phản cùng xuất hiện trên một người lại không hề mâu thuẫn, là vì, hình tượng Na Tra luôn là một đứa trẻ, nó cho phép Na Tra làm việc không cần bận tâm tới đạo nghĩa, để cậu không biết hành vi của mình là phản nghịch là bất hiếu.

Lúc Na Tra phạm lỗi, sự bất hiếu bất nghĩa làm nổi bật lên lựa chọn đại hiếu, đại nghĩa cuối cùng của cậu, biến hình tượng Na Tra trở nên vĩ đại và cao thượng, phủ thêm sắc thái quang vinh cho sự hy sinh của cậu. Kì thật đó thể hiện sự bất hiếu hiếu thuận, bất nghĩa trong đại nghĩa của nhân vật Na Tra – nó góp phần bi kịch hoa cho kết cục của cậu – trong xã hội phong kiến không cho phép cá tính độc lập, thậm chí các tác phẩm văn học cũng chỉ có thể thể hiện một cách vô cùng uyển chuyển thế này.

3 1

Xã hội phong kiến bị huỷ diệt, nhưng lễ giáo phong kiến tan rã, nhưng những chèn ép nó để lại vẫn còn đó, chỉ là theo sự phát triển của xã hội, nó dần bị làm nhạt đi, quan hệ và mâu thuẫn giữa con cái với cha mẹ không còn sắc bén như vậy. Cũng vì hế hình tượng anh hùng “bất hiếu” duy nhất của Na Tra tồn tại vĩnh hằng theo thời gian.

Theo: Sohu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.