• Về đầu trang
Spock
Spock

Từ Hi Thái Hậu - Nhà nữ quyền tiên phong hay tội đồ thế kỉ của triều Thanh?

Lịch sử

Bước chân vào chốn cung đấu hiểm độc khi còn là một phi tần trẻ, Từ Hi đã nhanh chóng được hoàng đế sủng ái bởi vẻ ngoài quyến rũ, sự ngây thơ và trên hết, đó là tài ca hát có một không hai.

1 266c3

Từ Hi Thái Hậu lúc trẻ.

the hall of dispelling clouds at empress cixis summer palace in beijing it was renovated in 1895 for her 60th birthday extravaganza

Bạch Vân Điện tại Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Nó được tu sửa vào năm 1895 để ăn mừng sinh nhật 60 tuổi của Từ Hi.

Nhưng hậu cung không bao giờ là một nơi dễ sống, khi mà việc phi tần hãm hại nhau, đầu độc, hay ép tự tử là chuyện thường như cơm bữa. Dù vậy, bà vẫn vượt qua tất cả, và trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trong cung. Sau cái chết của Hoàng đế Hàm Phong, bà đã tự mình điều hành đất nước trên danh nghĩa con trai mình.

Bất chấp những khó khăn ở Trung Quốc thời bấy giờ, Từ Hi Thái hậu đã cho dựng một vườn địa đàng dưới trần gian với cái tên Di Hòa Viên. Đó là một cung điện tuyệt đẹp, với những hồ nước khổng lồ, vườn thượng uyển và những cấu trúc nhà bằng gỗ hết sức tinh xảo, thu hút tới 100.000 du khách đến thăm quan mỗi ngày.

Hầu hết các khách thăm quan là người Trung Quốc tò mò đến từ khắp nơi trên đất nước. Họ được dạy rằng rằng Từ Hi là một nhà cai trị thất bại, tham ô quốc khố, và chịu trách nhiệm về thất bại nhục nhã của Trung Quốc trước người Nhật năm 1895.

Nhưng thực chất, bà là ai? Từ Hi, người được xem như nữ hoàng Victoria của phương Đông, với tính cách mạnh mẽ của mình, được các nhà sử học hiện đại nhận định là một nhà nữ quyền thực sự. Nhận xét này còn chính xác hơn nữa khi nó được đặt vào thế kỉ XIX, khi mà phụ nữ không được xem trọng trong xã hội.

the view from the tower of buddhist incense

Cảnh quan từ Phật Hương Các nhìn xuống.

Những phụ nữ có cá tính ở Trung Quốc thường được khắc họa như là kẻ hám quyền, tâm lí không bình thường, và không bao giờ có thể trèo lên vị trí nguyên thủ quốc gia. Không bao giờ tại đây, lại xuất hiện một người kiểu Hillary Clinton hay Angela Merkel cả.

Nhưng trường hợp của Từ Hi thái hậu - một thiếu nữ trẻ bị đưa vào cung từ sớm, không được học cao và bị kìm kẹp tự do - lại đang là nhân vật gây tranh cãi rất nhiều.

Nhà sử học gốc Trung, Trương Nhung là người bắt đầu cho những tranh cãi nói trên, khi viết trong cuốn tiểu sử Từ Hi thái hậu rằng Thái hậu mới là người đã đưa Trung Quốc già cỗi bước vào kỉ nguyên mới, đồng thời gọi bà là “một nữ lãnh tụ tuyệt vời”.

empress cixi center at the wenchang gallery of the summer palace she was the last adult ruler of chinas imperial dynasty

Từ Hi Thái Hậu (giữa) tại Dĩ Hòa Viên. Bà là người cai trị cuối cùng của nhà Thanh.

Nhưng với nhiều người, những lời khen cho bà như vậy là quá hào phóng. Cũng dễ hiểu khi thấy, chỉ một vài năm sau khi bà qua đời, những người kế nhiệm đã phải vật lộn với nạn ngoại bang, đói kém, và đi đến cái kết không tránh khỏi đó là sự sụp đổ của hàng ngàn năm phong kiến tại Trung Quốc.

Từ Hi Thái hậu chính là người đã bác bỏ một loạt chính sách cải cách táo bạo của con trai nuôi, Hoàng đế Quang Tự, nhân vật ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến thay vì quân chủ tập quyền. Tuy nhiên, sau này chính bà lại quay sang ủng hộ Nghĩa hòa đoàn, một phong trào bạo lực bài các nước phương Tây cũng như là Kito Giáo. Động thái này đã khiến Trung Quốc phải trả giá đắt, và bà đổ lỗi thất bại cho những viên quan cố vấn nam giới trong triều.

Học giả Trương Hoằng Kiệt, gần đây đã lí giải cho những hành động của bà trong một bài luận rất xúc động mang tên Từ Hi, được trình bày trong một tuyển tập các tác phẩm về việc phụ nữ và cả đàn ông Trung Quốc đang phải chật vật giữa những thách thức trong cuộc sống của mình.

Theo ông, sự thiếu giáo dục là một thứ đã kìm hãm tầm nhìn và nhận thức của Thái hậu, vì thời đấy phụ nữ không được đi học nhiều. Bên cạnh đó, bản thân bà cũng không có nhiều thời gian để sửa chữa những sai lầm trước đó của mình. Ông Trương cũng nói thêm rằng, cái nhìn tích cực của riêng ông về bà vẫn không tạo được nhiều thay đổi trong quan niệm chung về bà hoàng này.

"Từ Hi vẫn là một người xấu," ông nói.

Ông Jeremiah Jenne, một nhà sử học đang dẫn các du khách ghé thăm Di Hòa Viên, khu vực nổi tiếng nhất trong quần thể Cố Cung nói: “Bà tham gia chính trường với bộ óc tàn nhẫn nhất, như thể bà là một tay xã hội đen."

Từ Hi đã cho xây dựng lại Cung điện mùa hè, mà sau này đổi tên là Di Hòa Viên, sau khi nơi này bị quân đội Châu Âu cướp bóc và đốt phá tất cả những vật dụng làm bằng đá quý và bọc bởi các loại lụa cao cấp được cho là có giá trị ngang với nội thất trong cung Versailles (Pháp).

chinese children have been taught that empress cixi stole money from the imperial navy to renovate the marble boat just two years before a war with the japanese which china lost

Học sinh Trung Quốc được dạy rằng chính Từ Hi đã lấy tiền của Hải Quân Hoàng Gia, vốn để nâng cấp Thạch thuyền, gây ra thất bại của Trung trước Nhật.

Việc xây dựng lại cung điện này không phải là quá tốn kém, nhưng nó là lại là cách để phô trương thế lực của gia đình hoàng tộc cũng như thị uy sức mạnh Đại Thanh với các đối thủ từ phương Tây.

Bất chấp nhiều kết quả nghiên cứu về Từ Hi, nhiều du khách Trung Quốc dường như chỉ tỏ ra thích thú với những câu chuyện về lối sống xa hoa và tận mắt chứng kiến những gì còn sót lại sau khi thời gian khiến cho nhiều hiện vật bị hư hại.

Đa phần du khách đều tỏ ra rất thích thú khi nhìn thấy Thanh Yến Phảng (thạch thuyền). Đây thực chất là một tòa lầu nổi khổng lồ trên mặt nước, được xây dựng như dạng một con thuyền. Sở dĩ, tên gọi Thanh Yến Phảng đến từ màu nước sơn giống như màu đá cẩm thạch của nó.

thinh li quan

Chương trình giảng dạy ở các trường dạy học sinh rằng, Từ Hi đã ăn chặn tiền từ hải quân hoàng gia vốn được dùng để cải tạo Thạch thuyền chỉ hai năm trước khi cuộc chiến bùng nổ với người Nhật. Các sách giáo khoa cũng nói rằng, Trung Quốc đã đã thua trong trận hải chiến chống lại Nhật Bản vào năm 1894, chính vì sự ích kỷ của bà.

"Bà ta có một lối sống hết sức xa hoa, và Trung Quốc đã phải hứng chịu hết thảm họa này đến thảm họa khác", một giáo viên trung niên dạy tiểu học, nói. Cô bộc bạch rằng bản thân cũng không có thiện cảm với bà.

"Khi đất nước anh lâm vào cảnh lạc hậu như Trung Quốc lúc đó, thì các thế lực ngoại bang sẽ thi nhau nhảy vào xâu xé”.

Trong các cửa hàng quà tặng, không thấy có chỗ nào bán tranh ảnh của Từ Hi, mà chỉ có thể thấy những dải giấy lụa màu hồng có bút tích thư pháp giống của bà, dùng để treo tường. Tiền xu kỷ niệm với bức chân dung của Mao Trạch Đông, vòng đeo tay, bộ đồ pha trà và quạt tay thì được nhiều người yêu chuộng hơn.

"Không ai thích bà ta cả", một trong số các nhân viên bán hàng nói. “Trong lịch sử, bà ta là một người xấu. Ai mà muốn mua quà lưu niệm có hình Từ Hi chứ? ”

inside the hall of dispelling clouds where empress cixi celebrated her birthdays

Bên trong Bạch Vân Điện, nơi Từ Hi ăn mừng sinh nhật của mình.

Nhưng cũng có nhiều du khách trẻ Trung Quốc tỏ ra thông cảm hơn với hoàn cảnh của bà.

"Là một phụ nữ, bà không thể đưa ra quyết định chính trị như những người đàn ông khác”, một sinh viên đại học năm nhất nói. “Tôi nghĩ chúng ta nên coi bà ấy như một con người. Bà cũng có những khuyết điểm riêng, và ta cũng nên thông cảm hơn nếu xét về thời đại của bà,” cô nói.

Trong mười năm cuối đời cô, Thái hậu đã cố gắng tạo một hình ảnh khác cho mình, khi trở nên thân thiện hơn, đặc biệt là với các nhà ngoại giao phương Tây. Nhưng cuối cùng, cũng không có một ấn tượng gì khác được tạo ra. Giống như các thành viên trong nhiều gia đình hoàng tộc tại phương Tây thời đó, bà cũng chỉ là một bà hoàng thích chó cảnh, làm vườn và trang phục đắt tiền, theo như tác giả Sterling Seagrave đã trong cuốn tiểu sử Bà Rồng.

Chỉ một lần duy nhất, ta thấy hình ảnh của bà tại Cố Cung. Đó là khi nó được treo tại một gian hàng gần lối ra của cung điện. Trong bức ảnh, bà cùng các cung nữ đứng chụp ảnh, khi đang mặc thường phục, được trang trí bằng những viên ngọc trai to bằng quả trứng hoàng yến, cùng móng tay vàng tinh xảo.

nov19 jung chang website59ea244c8e558

Một ngày trước khi bà qua đời, vị hoàng đế trẻ Quang Tự, cũng băng hà. Nguyên nhân tử vong được cho là đột tử, theo như những ghi chép của các quan ngự y. Trong năm 2008, các nhà điều tra của Trung Quốc đã tìm thấy mức asen cao bất thường trong xác của ông, và nó khiến nhiều người nghĩ rằng, chính Thái hậu đã ra lệnh giết ông trước khi bà qua đời, để ông không thể bắt đầu công cuộc cải cách Trung Quốc như hằng mong muốn.

Trong những năm tháng cuối đời, bà được nhiều người gọi là Lão Phật gia, một từ được nhiều nhà viết tiểu sử sử dụng, với tất cả tình cảm tôn trọng dành cho bà. Những người khác lại dùng nó nhằm mỉa mai một người phụ nữ thất học, hám quyền, và đưa Đại Thanh hùng mạnh một thời rơi vào cảnh thất thế, trong bối cảnh mà nam quyền vẫn đang lên ngôi.

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.