• Về đầu trang
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu

8 nền văn minh cổ đại sụp đổ do tác động của biến đổi khí hậu

Thiên nhiên

5. Nền văn minh Maya

Sự sụp đổ của người Maya vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9 đã khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu trong suốt nhiều năm. Hình thành vào năm 2600 TCN ở Bán đảo Yucatan, nền văn minh này nổi bật với nghệ thuật, kiến ​​trúc và hệ thống chữ viết tinh vi. Chính vì thế, nó đã giữ vai trò là trung tâm văn hóa của Mesoamerica (Trung Mỹ) cho đến khi hoàn toàn sụp đổ.

Đến tận ngày nay, các học giả vẫn không khỏi tò mò về lý do tại sao người Maya lại từ bỏ các kim tự tháp và cung điện của họ. Những giải thích cho rằng nhiều khả năng điều này có liên quan đến biến đổi khí hậu. Cụ thể là một "siêu hạn hán" diễn ra từ năm 800 đến 1000. 

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu hóa thạch để chắc chắn đợt hạn hán có diễn ra và lượng mưa sụt giảm nghiêm trọng đã tạo áp lực nên hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đứng trước tình hình này, năm 950, những người Maya đã lựa chọn rời bỏ nền văn minh vĩ đại mà họ đã gây dựng.

6. Nền văn minh Thung lũng Indus

Vào khoảng năm 3000 TCN, một nền văn minh đã xuất hiện ở Thung lũng Indus, thuộc Pakistan ngày nay. Nền văn minh Thung lũng Indus, hay còn được gọi là nền văn minh Harappan, nổi tiếng với các khu định cư đô thị và mạng lưới lưu trữ, cung cấp nước. 

Đây là một khu định cư đô thị đông dân, cuộc sống phụ thuộc vào hoạt động thương mại và nông nghiệp. Tuy nhiên sau gần một thiên niên kỷ, biến đổi khí hậu đã khiến tất cả gặp khó khăn.

Các nhà nghiên cứu nói rằng hạn hán có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh Indus. Lượng mưa giảm đã kéo theo sự sụt giảm dân số một cách mạnh mẽ vào khoảng năm 2000 TCN. 

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng khiến các nền văn minh châu Á bị ảnh hưởng, kết quả là hoạt động thương mại trở nên trì trệ. Sau hai thế kỷ cố gắng vật lộn, cuối cùng hầu hết những cư dân còn lại của Thung lũng Indus khả năng cao cũng đã di cư về phía đông.

7. Nền văn minh Cahokia

Nếu nền văn minh Cahokia vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nó sẽ được tìm thấy ở Illinois – tiểu bang thuộc vùng Trung Tây nước Mỹ. 

Người Cahokia được cho là định cư quanh lưu vực sông Mississippi vào khoảng năm 700. Họ đã dựng lên những ụ đất khổng lồ phục vụ các nghi lễ tôn giáo và là những nghệ nhân lành nghề. 

Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất, thiên nhiên đã ưu ái cho người Cahokia một khí hậu với lượng mưa lớn, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng đến thiên niên kỷ thứ 2, cộng đồng người Cahokia bắt đầu cảm nhận được những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Nền văn minh Cahokia phải trải qua nhiều đợt hạn hán dai dẳng trong 150 năm. Các khu định cư dần tan rã và nền văn minh Cahokia hoàn toàn sụp đổ vào năm 1350. 

Mặc dù biến đổi khí hậu không hẳn là nguyên nhân duy nhất, nhưng nó lại ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

8. Nền văn minh Tiwanaku

Nền văn minh Tiwanaku hình thành vào năm 300 TCN ở dãy Andes của Nam Mỹ. Nằm trên vùng cao nguyên, người Tiwanaku sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng cách thức sản xuất của họ tiên tiến hơn nhiều so với các nền văn minh khác cùng thời. Chẳng hạn như họ biết trồng trọt trên những sườn dốc cao để quản lý nước và chống xói mòn.

Sau nhiều nghiên cứu, nền văn minh Tiwanaku được cho là đã sụp đổ dưới tác động của hạn hán. Bắt đầu từ năm 500, lượng mưa nhiều và thời tiết ấm áp đã thúc đẩy nền văn minh này phát triển nhanh chóng. Nhưng vào khoảng năm 1000, khí hậu trở nên bất ổn định. Trong suốt một thế kỷ, những cơn mưa ở Tiwanaku vô cùng rải rác. Các hồ chứa nước tưới tiêu khô cạn dần và mùa màng thất bát. Đến năm 1100, hầu hết các khu định cư và cánh đồng ở Tiwanaku đã bị bỏ hoang.

Theo: Treehugger
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.