• Về đầu trang
Caroline
Caroline

8 sự thật 'điên rồ' về bạch tuộc

Thiên nhiên

Mọi người đều biết rằng bạch tuộc có tám xích tua có lông hút. Nhưng bạn có biết rằng tất cả các loài bạch tuộc đều có nọc độc? Hoặc một số đã được nhìn thấy bằng cách sử dụng các công cụ? Dưới đây là tám sự thật lạ lùng và thú vị được tiết lộ thông qua cuốn sách “Bạch tuộc! Sinh vật huyền bí nhất đại dương” (Octopus! The Most Mysterious Creature In the Sea) của Katherine Harmon Courage

1. Chúng ăn các xích tua của mình khi buồn chán

Một nghiên cứu cho thấy, so với những con bạch tuộc sống trong bể chứa đầy những vật trang trí như vỏ sò và chậu hoa, những con bạch tuộc sống trong điều kiện nuôi nhốt dễ bị căng thẳng. Một số thậm chí còn có hành vi đáng lo ngại được gọi là “autophagy” hay ăn cơ thể của chính chúng.

2. Chúng chứa độc tố

Tất cả các loài bạch tuộc đều được cho là có nọc độc tạo thành từ vi khuẩn sống bên chúng. Hầu hết không có đủ chất độc để gây hại cho con người. Nhưng một vết cắn từ một con bạch tuộc vòng xanh có thể làm tê liệt một người trưởng thành trong vài phút.

3. Chúng biết “sử dụng” đồ vật

Đúng vậy, giống như tinh tinh, cá heo và quạ, bạch tuộc nằm trong nhóm động vật thông minh đặc biệt. Vào năm 2009, các nhà khoa học cho biết họ đã chứng kiến những con bạch tuộc có gân (Amphioctopus marginatus) nhặt vỏ dừa bỏ đi và sử dụng chúng như những ngôi nhà di động.

Nhà nghiên cứu kiêm nhà sinh vật biển Julian Finn tại Bảo tàng Victoria (Úc), cho biết: “Mặc dù tôi đã quan sát và quay video nhiều lần những con bạch tuộc ẩn mình trong vỏ sò, nhưng tôi không ngờ rằng mình lại tìm thấy một con bạch tuộc xếp chồng nhiều vỏ dừa và chạy bộ trên đáy biển mang trong khi  mang chúng trên lưng”.

4. Chúng biết mở nắp chai

Nghe có vẻ lạ nhưng một con bạch tuộc cái khổng lồ ở Thái Bình Dương tên là Billye có khả năng như vậy. Các nhà sinh vật học tại Seattle Aquarium đã thử dùng sức mạnh và sự thông minh của Billye vào thử thách mở nắp chai. Cô nàng thông minh đã có thể mở khóa phần trên và thưởng thức bữa ăn trong năm phút. Có lẽ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên đối với sinh vật được biết đến là có thể mở vỏ trai và các loài nhuyễn thể có vỏ cứng khác mà không cần dao cắt.

5. Chúng là bậc thầy ngụy trang

Một con bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc của toàn bộ cơ thể chỉ trong vòng ba phần mười giây. Nhưng sinh vật này không chỉ đơn giản thay đổi theo khuôn mẫu chung của môi trường xung quanh nó. Thay vào đó, nó thường bắt chước các vật thể cụ thể dưới đáy biển, như cây cối, đá hoặc các sinh vật khác.

6. Chúng có tuổi thọ ngắn

Mặc dù có những khả năng tuyệt vời, bạch tuộc có tuổi thọ ngắn, thường chỉ kéo dài vài năm. Một số loài chết chỉ sau sáu tháng.

7. Giác hút của chúng rất nhạy cảm

Các giác hút do con người tạo ra có màu nhạt hơn so với các giác hút tự nhiên bao phủ mặt dưới của các cánh tay bạch tuộc. Một con bạch tuộc thông thường có khoảng 240 giác hút trên mỗi chi, và một giác hút đặc biệt lớn có thể chứa tới 35 lbs (hơn 15 kg).

8. Chúng “vui vẻ” và “nghịch ngợm”

Đúng vậy, con người có xu hướng phỏng đoán phẩm chất của mình lên phần còn lại của thế giới động vật. Nhưng những giai thoại từ bể cá và phòng thí nghiệm sinh học cho thấy bạch tuộc rất tò mò và cần được kích thích. Chúng thậm chí có thể tham gia vào thứ mà con người gọi là "chơi". Một nhà khoa học cho biết đã chứng kiến một con bạch tuộc đẩy cái chai nhựa nhiều lần trước dòng nước chảy vào bể của nó - gần giống như nó đang nảy một quả bóng dưới nước.

Theo: livescience.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.