• Về đầu trang
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu

Bạn biết gì về loài sóc bay

Thiên nhiên

Sóc bay _ đúng với cái tên của nó là loài động vật có vú thuộc họ Sóc nhưng lại có khả năng “bay” xa từ 45m – 150m chỉ trong vài giây. Với môi trường sống chủ yếu là trong các khu rừng, “bay” từ ngọn cây này sang ngọn cây khác sẽ giúp chúng tránh được nguy hiểm từ những loài động vật ăn thịt dưới mặt đất.

Sóc bay Nhật Bản

Hành động “bay” của sóc bay không giống như chim là vỗ cánh để tạo lực đẩy, thực chất chúng chỉ lượn trong một khoảng cách có giới hạn nhờ sử dụng một lớp màng lông nối liền từ cổ tay xuống đến mắt cá chân, gọi là “mảng dù lượn”. Khi chúng nhảy từ cành cây, lớp màng này sẽ được dang rộng khiến cơ thể chúng biến thành một tấm thảm hình vuông, có tác dụng giống như cánh máy bay giúp chúng dễ dàng lượn trên không.

Hành động “bay” của sóc bay không giống như chim là vỗ cánh để tạo lực đẩy, thực chất chúng chỉ lượn trong một khoảng cách có giới hạn nhờ sử dụng một lớp màng lông nối liền từ cổ tay xuống đến mắt cá chân, gọi là “mảng dù lượn”. Khi chúng nhảy từ cành cây, lớp màng này sẽ được dang rộng khiến cơ thể chúng biến thành một tấm thảm hình vuông, có tác dụng giống như cánh máy bay giúp chúng dễ dàng lượn trên không.

Để thuận lợi cho việc điều hướng, cơ thể sóc bay còn có một miếng sụn đặc biệt, không có ở bất cứ một loài động vật có vú nào khác. Miếng sụn này kéo dài từ cổ tay hỗ trợ cho “mảng dù lượn” hoạt động và giúp chúng định hướng đường bay.

Sóc bay thực sự là một phi công tài ba khi chúng có thể dễ dàng xoay người chỉ bằng cách hạ một cánh tay xuống, thậm chí là có thể xoay 180 độ giữa không trung để tránh sự tấn công bất ngờ từ những kẻ săn mồi cũng biết bay như cú. Nếu bạn thắc mắc làm thế nào để chúng có thể tiếp đất an toàn thì câu trả lời là chuyển động tay và chân ngược hướng kết hợp với đôi chân khỏe, bàn chân có lớp đệm dày sẽ giúp chúng tiếp đất một cách nhẹ nhàng. Chúng cũng sử dụng chiếc đuôi dài và xù lông như cần gạt phanh, chỉ cần lật đuôi lên là đã có thể “hãm phanh” an toàn

Phạm vi địa lý

Có khoảng 50 loài sóc bay khác nhau phân bổ khắp Bắc Mỹ đến Trung Mỹ, từ Đông Nam Á đến Bắc Á, hay ở Siberia và cả Scandinavia.

Nhà của chúng thường là những lỗ được tạo ra bởi chim gõ kiến, tổ chim bị bỏ trống hoặc các gốc cây trong rừng.  

Ngoại hình và thức ăn

Ngoài lớp “mảng dù lượn”, sóc bay có ngoại hình giống hệt như người anh em sóc đất của chúng với khuôn mặt tròn nhỏ, đôi tai vểnh, đuôi dài xù lông và một đôi mắt to tròn giúp loài động vật có vú ăn đêm này dễ dàng thích nghi với bóng tối.

Sóc bay phương Bắc

Tùy vào từng loài khác nhau mà lông của chúng sẽ có màu sắc và đặc điểm khác nhau.

Sóc bay lông cừu của Pakistan

Kích thước cơ thể của sóc bay cũng đa dạng tùy loài. Chẳng hạn như sóc bay lông cừu của Pakistan là loài động vật có vú biết lượn lớn nhất với trọng lượng cơ thể lên đến 2,5kg. Còn loài nhỏ nhất là sóc bay lùn Hose của Borneo chỉ nặng 85g.  

Sóc bay lùn Hose

Vì phân bổ ở nhiều khu vực địa lý khác nhau mà thói quen ăn uống của chúng có nhiều điểm khác biệt tùy thuộc vào nguồn thức ăn tại mỗi khu vực. Ở Mỹ, loài sóc bay phía bắc có chế độ ăn đa dạng bao gồm các loại côn trùng, hạt, quả hạch và nấm, trong khi ở phía nam thực phẩm chủ yếu của chúng là trứng và xác động vật. Mặt khác, loài sóc bay Đông Dương, được tìm thấy ở Trung Quốc và Đông Nam Á lại chỉ thích ăn trái cây được con người trồng.

Sinh sản

Hầu hết các loài sóc bay chỉ có một chu kỳ giao phối mỗi năm, tuy nhiên cũng có một số ít như sóc bay lùn Nhật Bản đến kỳ giao phối hai lần một năm. Thời gian giao phối, mang thai và chăm con cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài. Thậm chí nhiều loài sóc bay khá “lăng nhăng” khi cả con đực và con cái đều có nhiều bạn tình khác nhau.

Hai loài sóc bay Bắc Mỹ và Trung Mỹ, con non khi sinh ra thường bị mù, không có lông và không thể sống thiếu sự chăm sóc của bố mẹ, trong khi con non của các loài khác gần như phát triển đầy đủ và cứng cáp ngay từ khi sinh ra. Hay như các bà mẹ ở phương Bắc sẽ cai sữa cho con sau khoảng 2 tháng tuổi, còn với các bà mẹ sóc bay đen ở Đông Nam Á là 4 tháng.

Thông thường chỉ có các bà mẹ nhận nhiệm vụ nuôi con. Và mặc dù là loài sống đơn độc nhưng vào mùa đông các thành viên trong cùng một gia đình vẫn dọn về ở cùng nhau để giữ ấm.

Bảo tồn

Hơn một nửa các loài sóc bay, như sóc bay Bắc Mỹ và Trung Mỹ, sóc bay Nhật Bản, … có số lượng cá thể khá ổn định. Vì môi trường sống tự nhiên của chúng khó tiếp cận nên có rất ít nghiên cứu và dữ liệu về chúng được thu thập.

Một loài sóc bay Nhật Bản khác

Một số loài khác như sóc bay khói ở Đông Nam Á giảm số lượng chủ yếu là do mất môi trường sống vì các hoạt động khai thác và nông nghiệp của con người. Săn bắt và đặt bẫy cũng là những mối đe dọa khiến sóc bay khổng lồ của Bhutan và sóc bay phương Bắc ở Trung Quốc gặp nguy hiểm.

Sóc bay khổng lồ Bhutan

Đặc biệt nhất là sóc bay phương Bắc, Pennsylvania đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và khan hiếm nguồn thức ăn. Sự phát triển mạnh của côn trùng gây bệnh đã khiến các loại nấm _ là nguồn thức ăn chính của chúng ngày càng cạn kiệt.

Theo: National Geographic
Đang đọc
Bạn biết gì về loài sóc bay
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.