• Về đầu trang
Caroline
Caroline

Những loài động vật có khả năng đặc biệt (Phần cuối)

Thiên nhiên

1. Cá heo

Cá heo phát ra những tiếng huýt sáo với âm vực lớn dùng để định hướng, kiếm ăn, lưu nhớ các đặc điểm của đồng loại, thậm chí là định vị vật đằng sau những bức vách hay bên dưới đáy đại dương. Sở dĩ Cá heo có thể định vị được là nhờ mô melon ở trán giúp chúng tập trung và định hướng âm thanh trong lúc sử dụng tiếng vang. Những bằng chứng nghiên cứu cho thấy cá heo cũng sử dụng âm thanh này để giao tiếp với đồng loại, thứ có thể giúp giải thích về trí thông minh và hành vi mang tính xã hội cao của chúng.

Nguồn: NASA

2. Cá hề

Cá hề hay còn được gọi là Cá hải quỳ (Amphiprioninae, anemonefish hay clownfish) sinh sống chủ yếu ở các dải đá ngầm và rạn san hô.

Cá hề được biết đến với khả năng chuyển đổi giới tính từ đực thành cái để duy trì nòi giống. Dù không phải loài động vật duy nhất có khả năng này, Cá hề khác biệt khi chuyển đổi giới tính tuân theo các tín hiệu xã hội thay vì được xác định trước bởi độ tuổi hay kích thước.

Cá hề sống thành đàn bao gồm một cá đực mang nhiệm vụ sinh sản và một số các con đực khác chưa hoàn thiện về mặt sinh sản. Nếu con cái chết, bạn tình của nó sẽ chuyển đổi giới tính và thay thế vị trí của nó, trong khi những con đực khác trong đàn sẽ sớm phát triển và đảm nhận vai trò con đực sinh sản.

3. Gián

Gián là một loài côn trùng thuộc bộ Blattodea. Chúng được đánh giá là khá nguy hiểm khi có thể mang mầm bệnh cho con người.

Loài động vật nhỏ bé này có thể sống sót ngay cả khi bị mất đầu trong nhiều tuần. Khả năng độc đáo này hình thành do hô hấp của chúng được thực hiện qua các lỗ thở thay vì bằng miệng như các loài thú có vú.

Ngoài ra, gián còn có một hệ tuần hoàn mở giúp máu lưu thông tự do qua cơ thể và giữ cho huyết áp ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa với việc một nhát cắt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể cũng không thể khiến gián mất máu đến chết.

4. Bọ hung

Ngoài kỷ lục là loài vật mạnh nhất trong thế giới động vật khi có thể kéo vật nặng gấp 1,141 lần trọng lượng cơ thể, bọ hung còn được biết đến với “chiến thuật” giao phối độc đáo.

Thông thường hai con đực sẽ chiến đấu và tìm cách đẩy đối thủ ra khỏi hang con cái. Tuy nhiên, không phải tất cả bọ hung đực đều phát triển sừng và sức mạnh phi thường. Và một vài “con cái giả dạng” sẽ tận dụng sự nhanh nhẹn và chất lượng tinh trùng như một phương tiện thay thế để tìm thấy bạn tình.

Con cái giả dạng (Sneaker male): con đực giả làm con cái để tiếp cận và giao phối với con cái.

Nguồn: wanida tubbawae / Shuttershock

5. Hải sâm

Hải sâm hay còn biết đến với tên gọi đỉa biển, thuộc lớp Holothuroidea. Chúng được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển trên thế giới với thân hình dài, da có lông, và có xương trong nằm ngay dưới da.

Hải sâm chạy trốn khỏi kẻ thù bằng cách tự tan chảy và đông đặc trở lại. Với tập tính kì lạ như vậy, chúng có thể luồn qua các khe nứt và kẽ hở, và rồi yên vị trong nơi ẩn náu bằng cách trở lại hình dạng ban đầu.

Khả năng đặc biệt này được hình thành nhờ mô collagen đột biến trên da, thứ có thể co giãn, trườn bò và thay đổi hình dạng mà không hề bị ảnh hưởng. Khi hải sâm tồn tại ở dạng đặc, các mô sẽ tự liên kết thành một cấu trúc hình lưới.

Nguồn: ifish / Getty Images

6. Sao biển

Với hình dáng ngôi sao 5 cánh, sao biển có chiếc dạ dày kì lạ có thể mở rộng ra đến bên ngoài miệng. Cấu trúc này cho phép chúng săn những loài lớn hơn, không thể tiêu hóa bằng miệng được.

Chiếc dạ dày hoạt động bằng cách co giãn, sau đó bao bọc lấy con mồi và tiêu hóa từng phần bữa ăn ngay bên ngoài cơ thể của sao biển. Thứ dung dịch chứa chất dinh dưỡng còn lại sẽ được hấp thụ qua miệng khi dạ dày đã thụt vào.

Theo: Sub factory
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.