• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Sự thật gây sốc: Nóc nhà trái đất - đỉnh núi Everest cũng không thoát khỏi cảnh rác thải 'xâm chiếm'

Thiên nhiên

"Bản chất xấu xa" của con người là tạo ra rác và xả chúng bừa bãi để phá hủy thiên nhiên. Ngay cả trên mặt trăng xa xôi mà con người ít khi được đặt chân lên cũng đã phải gánh chịu hơn 187,4 tấn rác thì việc phá hủy môi trường tại Everest có lạ gì so với những tàn phá của con người?

Không hoang vắng như bạn nghĩ, hằng năm, ngọn núi cao nhất thế giới phải tiếp đón hơn 50.000 lượt khách đến chinh phục trong mùa leo núi bắt đầu từ giữa tháng 5.

Lượng khách du lịch bùng nổ, ăn uống, sinh hoạt là điều tất yếu, rác thải bị bỏ lại tại khu vực này là chuyện không tránh khỏi và cũng không cách nào có thể dọn dẹp được chúng.

rac thai everest 1

Khu vực lều trại để các nhà leo núi dừng chân là nguyên nhân chính dẫn đến việc Everest chìm ngập trong hố rác khổng lồ.

"Thật kinh tởm! Nóc nhà thế giới đang phải gánh chịu hàng tấn rác thải." - Nhà leo núi Pemba Dorje từng 18 lần chinh phục Everest bức xúc bày tỏ cảm nghĩ.

rac thai everest 2

Nhà địa chất học Alton Byers đang đứcng tại một bãi rác ở Gorak She.

Nhà địa chất học Alton Byers cho biết ngọn núi này vẫn thường được các nhà thám hiểm dọn dẹp rác mỗi năm tuy nhiên phần lớn đất đai xung quanh khu vực núi Everest đang bị tàn phá nặng nề vì hàng tấn rác thải đang bị chôn vùi tại đây.

Vô số chất thải bị đốt cháy, chôn vùi khiến người dân địa phương phải đối mặt với việc "cạn kiệt quỹ đất bằng phẳng vì chúng đã bị sử dụng làm bãi rác". Byers cho biết:

Hằng năm đều diễn ra các cuộc dọn dẹp và họ luôn thông báo rộng rãi việc phải giữ vệ sinh đặc biệt là tại khu vực lều cắm trại tại Everest. Nhưng sự thật phũ phàng là có hàng tấn các loại rác thải nhựa khác nhau, bao nilông, bình oxy, lon bia, vỏ chai rượu whisky, hộp đựng thức ăn bằng thép, phân người la liệt trên đỉnh núi...

rac thai everest 3

Đủ loại rác thải nhựa đang xâm chiếm nóc nhà cao 8.848m so với mực nước biển.

Đây là hệ quả của việc đón tiếp 50.000 lượt khách leo núi hàng năm, nếu tính luôn cả người dân bản địa Sherpa khuân vác, dẫn đường thì con số đó sẽ tăng gấp đôi là 100.000 người.

Những người này đều biện hộ rằng đây là 'rác có thể đốt cháy', họ đổ chúng xuống bãi rác, đốt cháy, đến khi tro đầy thì lấp đất lên."

rac thai everest 7

Byers nói tiếp:

Vấn đề là sau khi đốt rác, các chất độc bị thải ra không khí gây ô nhiễm, số rác bị chôn dưới lòng đất gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.

Một chủ lều cắm trại ở Dingboche nói rằng họ đang tiêu hết 'quỹ đất bằng phẳng để làm bãi chôn rác'.

Nghe có vẻ cường điệu nhưng chỉ cần đi dạo một vòng từ khu vực cắm trại ra đến bờ sông, bạn sẽ thấy địa hình lởm chởm vết lấp rác mới, cũ đan xen.

rac thai everest 9

Nhiều nhà leo núi đã mắc bệnh vì chính rác thải của những khách du lịch trước để lại.

Diện tích mỗi bãi chôn nhỏ nhất 80m vuông, lớn nhất lên đến 380m vuông và ở Everest có đến hàng trăm hố rác như vậy.

Tiến sĩ Alton Byers đến từ trường Đại học Colorado Boulder còn cho biết thêm rất nhiều khách du lịch tại đây đã bị ốm vì chất thải của con người gây ra.

Ước tính sau mỗi mùa leo núi, Everest phải gánh chịu hơn gần 5,5 tấn rác, đây cũng là lý do vì sao nhiều du khách đã mắc bệnh khi đến đây.

rac thai everest 5

Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Sagarmatha có trách nhiệm xử lý rác thải ở biên giới Nepal bất lực cho biết họ không thể kiểm soát hết lượng rác được thải ra từ khu vực lều trại trên khắp Everest. Dù nhận thức được rác nhựa tại khu vực này ảnh hưởng lớn đến các vấn đề về môi trường, sức khỏe, mỹ quan nhưng họ không thể làm được gì vì Hiệp hội Chủ sở hữu Lều trại quá quyền lực.

rac thai everest 8

Tiến sĩ Byers cho biết nỗ lực giải quyết vấn đề đầu tiên là nên tập trung vào việc giảm chất thải rắn thải vào Vườn quốc gia Sagarmatha, Everest nằm một phần trong đó, đồng thời cố gắng tái chế phế thải.

rac thai everest 6

Everest là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất khi so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8.848m, sau khi giảm độ cao 2,4cm vì động đất tại Nepal năm 2015 và đã dịch chuyển 3cm về phía tây nam.

rac thai everest 10

Chẳng mấy chốc đỉnh Everest sẽ trở thành đỉnh núi rác cao nhất thế giới.

Edmund Hillary và người dẫn đường Tenzing Norgay là 2 người đầu tiên chinh phục đỉnh núi vào năm 1953, họ đã truyền cảm hứng cho các nhà leo núi khác lặp lại kỳ tích này.

rac thai everest

Tính đến tháng 3/2012, Everest đã có khoảng 5.656 người lên được vị trí Summit, tuy nhiên cũng ghi nhận hơn 223 ca tử vong trong hành trình chinh phục nóc nhà thế giới.

Theo: Metro
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.