• Về đầu trang
Cúc Cu
Cúc Cu

Những hình ảnh đau lòng về nhà tù giam cá voi bất hợp pháp ngoài đại dương tại Nga

Tin tức

Nếu bạn từng đọc tác phẩm Moby Dick (tựa tiếng Việt: Cá Voi Trắng) của nhà văn Herman Melville, bạn sẽ thấy nó chứa đựng rất nhiều yếu tố. Khi những cuốn sách như Chiến Tranh và Hòa Bình nói về khao khát chinh phục của loài người, Moby Dick lại cho ta thấy bản chất khát máu thực sự của loài người qua cách họ đối xử với loài sinh vật tuy to lớn nhưng hiền lành bậc nhất của đại dương.

Cá voi nằm trong danh sách tấn công của con người từ rất lâu. Nguyên nhân là do hầu hết mỗi bộ phận cơ thể của một con cá voi đều có thể sử dụng được. Hậu quả là những sinh vật khổng lồ hiền lành này đã bị giết hại dã man không hề thương tiếc. Mãi đến năm 1987, việc săn bắt cá voi mới bị cấm ở Hoa Kỳ.

Ngày nay, một số ít các quốc gia bị chịu nhiều áp lực từ quốc tế nên đã hạ lệnh cấm săn bắt cá voi trong vùng biển của mình.

Nhưng sự thật là những tổn hại đã diễn ra mất rồi. Hậu quả từ quãng thời gian suốt nhiều thế kỷ đánh bắt cá voi bừa bãi của con người đã gây ra việc cá voi đã giảm xuống dưới 40% số lượng trước khi vấn nạn săn bắt này diễn ra. Ngay cả với những nỗ lực bảo tồn hiện tại, đến năm 2100 giống loài này vẫn sẽ không đạt được một nửa số lượng như trước đây.

Chính tại thời điểm quan trọng này, một thông tin gây sửng sốt nổi lên từ vùng phía Đông nước Nga. Một máy bay không người lái đã phát hiện ra các nhà tù dưới dạng lồng vây bất hợp pháp dưới nước giam cầm các con cá voi sát thủ và cá tầm trắng. Có giả thuyết đặt ra rằng rất có thể những động vật bị bắt trái phép này, bao gồm bê cá voi non và vị thành niên, sẽ được bán bất hợp pháp cho các bể cá ở Trung Quốc.

ca voi elpm

Cá voi sát thủ

Điều đáng nói chính là sừng tê giác đen, ngà voi và cao hổ - những nguyên nhân chính của nạn săn trộm bất hợp pháp, đều hiện có nhu cầu rất cao ở Trung Quốc. Trong ba thứ nêu trên, việc săn trộm để lấy sừng đã khiến loài tê giác đen châu Phi tuyệt chủng, đồng thời số lượng hổ và voi cũng giảm dần.

Thành phố nơi những chú cá voi này được tìm thấy chính là Nakhodka nằm ở phía Đông nước Nga. Trong thời đại hiện nay, việc bắt cá voi chỉ được phép cho hai mục đích, một, là giáo dục và hai, là khoa học. Có vẻ các tội phạm đã tận dụng một số kẽ hở để thực hiện tội ác ghê tởm này.

Theo các báo cáo, những công ty thuê các lồng giam này đã xuất khẩu 13 con cá coi sát thủ sang Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016.

Mặc dù là hai trong số những loài cá tương đối nhỏ trong họ các loài động vật biển, cá voi sát thủ và cá tầm trắng vẫn có kích thước khá lớn so với nhiều loài động vật biển khác. Nếu đúng theo như kích cỡ của các lồng giam hiển thị trong đoạn phim được lan truyền, số lượng cá bị nhốt có thể lên tới 11 con cá voi sát thủ và 90 con cá tầm.

Hiện nay, ngay cả vì những lý do được gọi là hợp pháp, việc bắt giữ cá voi non cũng hoàn toàn bị cấm. Trong đoạn clip, người xem có thể thấy một chú cá voi bị nhấc ra bằng cần cẩu thả vào bể chứa trên bờ. Chúng ta chỉ có thể ngồi đây và cố đoán nỗi đau mà sinh vật này phải chịu đựng.

Đánh bắt cá voi là một trong nhiều hoạt động gây ra biến đổi khí hậu, góp phần gây ra khí nhà kính. Cá voi nhờ kích thước khổng lồ của mình đã "cày bừa" lòng đại dương khiến carbon bị mắc kẹt ở độ sâu thấp hơn nổi lên.

Lượng khí này sau đó bị hấp thụ bởi các sinh vật phù du sống trên bề mặt và giải phóng ngày càng nhiều oxy. Bên cạnh đó, bộ xương cá voi rất lớn nên luôn chìm xuống đáy biển, chúng đã lấy đi một lượng lớn carbon xuống dưới cùng với mình, dưới dạng canxi cacbonat hình thành trong xương của chúng.

Việc săn bắt cá voi và cá heo đã xảy ra ở quy mô ngoài sức tưởng tượng của con người trước và trong cuộc cách mạng công nghiệp. Vấn nạn này khiến chu trình carbon của đại dương trở nên vượt tầm kiểm soát.

Cá voi là một phần không thể thiếu trong sự cân bằng phức tạp của sự sống. Sự thật là vì lòng tham nên việc con người săn bắt cá voi khiến những nỗ lực bảo tồn giống loài này trở nên vô nghĩa.

Theo: The Warrior's Journal
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.