• Về đầu trang
Vương Châu
Vương Châu

Truyền thông Hàn Quốc kêu gọi người dân tẩy chay các thương hiệu đến từ Nhật Bản

Tin tức

Truyền thông Hàn Quốc đang vận động và kêu gọi người dân tẩy chay các loại hàng hóa Nhật Bản kể từ khi Tokyo tuyên bố hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao cho nước láng giềng Đông Á hồi đầu tháng này.

b2e01d38 a950 11e9 862b 600d112f3b14 image hires 140659

Một khuyến cáo người dùng không sử dụng các mặt hàng đén từ Nhật Bản ở Seoul.

Vào thứ năm 18 tháng 7, "tẩy chay" là từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trên trên Twitter của Hàn Quốc, đặc biệt là với các hashtag như #BoycottJapan dùng để kêu gọi người tiêu dùng toàn quốc ngừng mua sắm những sản phẩm do Nhật sản xuất.

78e15368 a950 11e9 862b 600d112f3b14 1320x770 140659

Người dân Hàn Quốc xé tấm hình Thủ tướng Shinzo Abe.

Trong một cuộc khảo sát 501 người của công ty nghiên cứu Realmeter Hàn Quốc ngày 11 tháng 7, kết quả cho thấy cứ 10 người thì có đến 7 người trả lời sẽ tham gia tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.

"Nói thì dễ, làm thì khó" - đó chính là điều mà các nhà chức trách Hàn Quốc lo ngại. Là một quốc gia với nhiều doanh nghiệp toàn cầu hóa cùng các thương hiệu xuyên quốc gia, liệu những người tiêu dùng Hàn Quốc có thật sự tẩy chay được các mặt hàng với chất lượng không thể bàn cãi từ Nhật Bản?

67280438 1461480427325791 4555542794344595456 n

Bên cạnh đó, một số thương hiệu được giới truyền thông Hàn Quốc nhấn mạnh bao gồm Muji, Daiso, ABC Mart, Uniqlo, Asics, 7-Eleven, Sony và Nintendo.

Nhưng không thể không nói các công ty "máu mặt" của Hàn Quốc không bị ảnh hưởng bởi cuộc tẩy chay này. Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đang sở hữu tới 40% cổ phần của thương hiệu Muji - một nhãn hàng Nhật Bản được biết đến với tính thẩm mỹ tối giản mà tinh túy. Bản thân Lotte cũng không còn xa lạ với những tranh cãi khi nói về cuộc cạnh tranh lâu dài giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

524fccfa a952 11e9 862b 600d112f3b14 1320x770 140659

Shin Kyuk-ho, người sáng lập tập đoàn Lotte.

Sự đối nghịch giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã kéo dài hàng thập kỷ, phần lớn bắt nguồn từ thời thuộc địa của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên vào đầu thế kỷ 20.

Điều này được thể hiện rõ hơn ở việc phân biệt đối xử của người Nhật với người Hàn ở trên lãnh thổ Nhật Bản. Các cuộc đấu tranh pháp lý về việc thiếu bồi thường của Nhật Bản với lao động thời chiến của Hàn Quốc cũng được cho là một phần lý do khiến Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các vật dụng công nghệ cao sang nước láng giềng này.

-"Tuy nhiên, khi nói đến kiểu cách và thiết kế sản phẩm, phong cách của Nhật Bản đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ qua và điều này có thể thấy rất rõ. Chính vì thế, người tiêu dùng Hàn Quốc khó có thể phân biệt đâu là sản phẩm nội địa, đâu là sản phẩm đến từ Nhật Bản".

- Justin Shin, một nhiếp ảnh gia, chuyên gia về các thương hiệu thời trang và phong cách sống ở Seoul chia sẻ.

Thật vậy, việc giúp người tiêu dùng Hàn Quốc phân biệt sự khác nhau giữa các sản phẩm của Hàn Quốc và Nhật Bản là vô cùng khó khăn và gây tốn thời gian cho các chủ kinh doanh.

Cửa hàng sách và văn phòng phẩm Kyobo Hottracks đã bắt đầu đánh dấu những chiếc bút được sản xuất nội địa bằng việc dán quốc kỳ Hàn Quốc lên thân bút. Doanh số bán bút Hàn Quốc của cửa hàng trong tuần đó đã tăng 23%, trong khi các sản phẩm của Nhật Bản giảm 10%.

Theo: scmp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.