• Về đầu trang
Mười
Mười

Nhật Bản thải nước phóng xạ xuống Thái Bình Dương

Môi trường

Vào ngày 11/3/2011, thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra. Sự cố bắt đầu khi trận động đất mạnh 9 độ gây ra sóng thần tràn vào vùng ven biển phía đông Nhật Bản. Sóng thần xô vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây mất điện ở 3 lõi lò phản ứng. Không có nguồn điện để chạy thiết bị làm mát, 3 lõi lò tan chảy, giải phóng lượng lớn phóng xạ vào môi trường xung quanh. Trong số nhiều vấn đề còn sót lại sau thảm họa, TEPCO phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1,25 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng trong tai nạn.

Kế hoạch xả nước ô nhiễm xuống biển gây tranh cãi cả với người dân địa phương và cộng đồng quốc tế, dấy lên lo ngại về tác động lên hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số đánh giá và nghiên cứu chỉ ra kế hoạch an toàn. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xem xét đề xuất đầu năm nay và kết luận Nhật Bản đã xử lý tốt nước xả hồi tháng 4.

Nước ô nhiễm được xử lý để loại bỏ đại đa số nguyên tố phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro. Dù tritium độc hại, nó vẫn tồn tại trong tự nhiên và các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển.

Theo một nghiên cứu công bố hồi đầu năm nay, mô hình nước phóng xạ hòa lẫn vào các đại dương trên khắp thế giới, gây ô nhiễm sẽ bao phủ gần như toàn bộ khu vực Bắc Thái Bình Dương sau khoảng 1.200 ngày, lan xa tới bờ biển Bắc Mỹ ở phía đông và Australia ở phía nam. Vào ngày thứ 3.600, chất gây ô nhiễm sẽ bao phủ hầu hết Thái Bình Dương. Các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn có thể tìm thấy dấu vết của tritium trong đại dương sau 40 năm nhưng nồng độ sẽ cực kỳ nhỏ.

Theo: GREEN NEWS
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.