• Về đầu trang
Tiểu Chiêu
Tiểu Chiêu

Minh Hiếu Tông: Vị hoàng đế si tình không lập hậu cung nghìn giai lệ, nguyện chỉ sủng ái một người

Lịch sử

Nếu bạn thật lòng yêu thích nhân vật lịch sử tự xưng là Uy Vũ Đại Tướng Quân Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, thì cũng sẽ "yêu ai yêu cả đường lối về" yêu thích cha mẹ của ông: Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường và Trương hoàng hậu.

Nếu như đọc qua Vài Chuyện Nhỏ Thời Minh Triều, chắc chắn bạn sẽ nhớ tuổi thơ Chu Hựu Đường trải qua rất nhiều gian khổ nhưng sau khi lên ngôi ông đều đối xử khoan dung và độ lượng đối với tất cả mọi người.

Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường là một đại minh quân, thậm chí tác giả Minh Nguyệt Quân còn đánh giá cao vị hoàng đế Đại Minh rằng: "Ngài là một vị hoàng đế tốt, cũng là một người tốt". Tuy có đề cập đến việc Chu Hựu Đường một đời chỉ có một vị hoàng hậu, không có phi tần nào khác, nhưng vì sao ông làm như vậy, tình cảm của cặp đôi đế hậu này ra sao, nhiều người vẫn còn chưa rõ.

Ở thời ấy, một hoàng đế quá sủng ái hậu phi sẽ bị mọi người cho là không phù hợp với nhận thức truyền thống của một vị minh quân. Nếu xem qua Minh Thực Lục - bản ghi chép chân thực về các hoàng đế Minh Triều cũng như các ghi chép bút kí thời ấy mới có thể thấy được Chu Hựu Đường sủng ái Trương hoàng hậu đến mức nào.

Thậm chí có thể nói, những truyền thống bị cho là hôn quân vì nữ sắc mà hại nước như Thương Trụ Vương, Chu U Vương, Trần Thúc Bảo, Đường Huyền Tông,... ngàn lần không thể so sánh với ông. Bởi vì bọn họ không thể giống Chu Hựu Đường, đối với thê tử là một người chồng tốt, chung thủy giữ mình như những gia đình bình thường ngày nay.

Hoàng đế và hoàng hậu trong các triều đại đều không được ở cùng một nơi. Hoàng đế Minh Triều ở Càn Thanh cung, hoàng hậu ở Khôn Trữ cung. Theo cung quy nhà Minh, hoàng đế và hoàng hậu cũng không thể ngủ cùng nhau suốt đêm. Mỗi lần hoàng đế lâm hạnh xong hoàng hậu, lập tức phải sai thái giám đốt đuốc đưa hoàng hậu trở về cung.

Chỉ có Chu Hựu Đường sủng ái Trương hoàng hậu hết mực. Sinh hoạt hằng ngày của hai người như những cặp vợ chồng dân gian bình thường. Mọi người ở ngoài cung, thậm chí các nước chư hầu cũng đều biết. Sứ giả Triều Tiên còn báo với quốc chủ: “Chu Hựu Đường quá thân mật với hoàng hậu, vì vậy xem ra triều đình sớm muộn cũng bất ổn".

Trương hoàng hậu có lần bị sưng miệng, Chu Hựu Đường tự mình bưng nước truyền thuốc cho bà, không dám ho sợ làm phiền bà nghỉ ngơi. Thời phong kiến, dù chỉ là người chồng bình thường đối với vợ như vậy đã là chuyện kì lạ hiếm có, huống chi là bậc cửu ngũ chí tôn.

7dd98d1001e939016296963e70ec54e736d1961d

Chu Hựu Đường và Trương Hoàng Hậu

Chu Hựu Đường dành đãi ngộ đặc biệt cho gia đình thê tử. Lập hậu được bốn năm, phụ thân Trương hoàng hậu - Trương Loan được phong bá, khi chết đi được truy phong Xương Quốc Công. Thái tử Chu Hậu Chiếu vừa sinh ra, liền được tấn phong làm Hầu - đứng thứ hai trong ngũ tước gồm: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Hai người đệ đệ của Trương hoàng hậu: Trương Hạc Linh được phong Thọ Ninh Hầu, Trương Diên Linh được phong Xương Hầu.

So sánh với Tiền hoàng hậu của vua Minh Anh Tông, bà lập hậu 50 năm ròng rã, gia đình mới được phong tước. Chu Hựu Đường nhìn thấy bà nội mình đáng thương như vậy, nên sau này làm hoàng đế, ông đã nhanh chóng ban ân phong cho gia đình của thê tử.

Dượng của hoàng hậu là Cao Lộc được thăng chức Lễ bộ Thượng Thư, đường thúc Trương Nhạc, cháu trai Trương Giáo, biểu đệ Kim Kỳ, kiền bá Trương Lân, nghĩa đệ Trương Thầm phong cho chức quan tam phẩm Chỉ Huy Sứ (chức chưởng quan đứng đầu Cẩm Y Vệ), biểu đệ Cao Hoàn phong chức quan tứ phẩm Cẩm y vệ đồng thời ban trăm ngàn nhà cửa.

Chu Hựu Đường thậm chí chấp thuận yêu cầu của nhạc mẫu Kim Thị, phong cho tiểu thiếp của nhạc phụ chức Lục Phẩm Cáo Mệnh Phu Nhân.

Theo quy định của Minh triều, một thân vương chết đi, diện tích phần mộ là 50 mẫu, quận vương 30 mẫu, thế mà Chu Hựu Đường cho nhạc phụ Trương Loan 30 khoảnh (3.000 mẫu), tương đương với 60 thân vương, 100 quận vương, cũng vì điều này mà điều động hơn vạn quan quân ở ba đại doanh kinh thành khởi công xây dựng.

Binh bộ thượng thư Mã Văn Thăng 9 lần khuyên can, Hình bộ thượng thư Bành Thiều 4 lần khuyên can đều bất đồng ý kiến với nhà vua nhưng thái độ của Chu Hựu Đường kiên quyết không thay đổi.

Chu Hựu Đường còn tự tay viết lên bia mộ Trương Loan. Văn bia viết: "Sinh thời Trương Loan, thành danh, tiến cử Thái học, chưa làm quan. Cưới Xương quốc thái phu nhân Kim thị, sinh ra hoàng hậu. Bởi vì kết duyên tốt đẹp, sinh ra hoàng trừ (người xác định sẽ thừa kế ngôi vua), đưa nước nhà ta ngàn vạn năm hạnh phúc...".

Ở triều Minh, hoàng đế vì thần tử ngự bút trên bia mộ chỉ có ba trường hợp, Chu Nguyên Chương vì đại tướng quân Từ Đạt. Chu Lệ là vì hắc y tể tướng Diêu Quảng Hiếu, Chu Hựu Đường vì người nhạc phụ này. Chu Hựu Đường còn tự tay viết lên biển hiệu từ đường của Trương hoàng hậu là "Hang rồng".

Ở chế độ Minh triều, mẫu thân hoàng hậu rất ít khi được vào cung thăm con gái, mãi cho đến Sùng Trinh triều (niên hiệu vua Tư Tông thời nhà Minh), mẫu thân sủng phi Điền quý phi vào cung còn bị cho là chuyện hiếm lạ cần ghi lại. Chỉ có mẫu thân Trương hoàng hậu ra vào hoàng cung như nhà mình. Chu Hựu Đường đặc biệt phái tám ngàn kinh quân (quân đội kinh thành) xây dựng cung điện cho bà ở trong cung.

Chu Hựu Đường mời tiệc chiêu đãi trong cung, thấy bộ đồ ăn (chén, đũa, nĩa, muỗng) của mình là bằng vàng, nhạc mẫu dùng là bằng bạc, nghe nói là chế độ trong cung vì vậy không vừa ý. Ông đem toàn bộ bộ đồ ăn ban tặng Kim phu nhân.

Trương hoàng hậu nói: "Mẫu thân ta lĩnh thưởng, còn phụ thân chả được ban thưởng đấy!" (Ý nói mẹ đã được ban ân, còn cha lại chưa từng được nếm thử món ăn vua chúa). Chu Hựu Đường lập tức ban lệnh cho ngự thiện phòng làm một bữa tiệc, nói muốn: "Khiến họ Trương đời đời được ngưỡng mộ".

Theo ghi chép, Trương hoàng hậu trước mặt Chu Hựu Đường tự xưng "Ta" rất tự nhiên mà không phải nhún nhường xưng "Thiếp", thậm chí sủng phi Trịnh Quý Phi nổi danh dù ở trước mặt Vạn Lịch cũng chỉ có thể xưng là "Thiếp".

Được Chu Hựu Đường che chở, Trương hoàng hậu sống trong sự kiêu ngạo, thậm chí ngay cả đồ vật Chu Hựu Đường ban thưởng cho nhũ mẫu của con trai là Chu Hậu Chiếu, nàng nhìn thấy cũng phải tịch thu.

Chuyện tình cảm của mỗi người đều có những thiếu sót, có những điều không hoàn mỹ, nhưng hoàng đế và hoàng hậu lại như pháo hoa nở rộ, sống chung như gia đình bình thường, cũng không hề cảm thấy tình duyên của họ có gì kì lạ, trở thành một đời đế vương chung thủy nhất lưu truyền suốt mấy nghìn năm.

Thật ra Trương hoàng hậu vốn đã hứa hôn với một người tú tài tên là Tôn Bá Kiên. Chỉ là chồng chưa cưới của bà sinh bệnh nặng, không thể cưới vợ được. Trong lúc Chu Hựu Đường tuyển chọn thái tử phi của Đông cung, gia đình Trương hoàng hậu muốn ứng tuyển, Tôn gia đồng ý giải trừ hôn ước. Kết quả Trương hoàng hậu trúng tuyển, trở thành quốc mẫu tương lai.

Sau khi vừa đăng cơ, Chu Hựu Đường nghe được việc này, đặc biệt phong tước cho Tôn Bá Kiên, anh trai Tôn Bá Kiên là Tôn Bá Cường, cha Tôn Bá Kiên - Tôn Hựu, để cảm tạ bọn họ thấu tình đạt lý, giúp ông có được một mối nhân duyên mỹ mãn. Lại Bộ cho rằng việc này không hợp quy củ nhưng kháng nghị không có kết quả.

Đường làm quan sau này của vị Tôn tú tài này cũng thênh thang rộng mở, chỉ vì từng vô tình giúp đỡ cho người khác hoàn thành ước vọng. Ông trải qua các chức vụ địa vị cao từ đời Hoằng Trị, Chính Đức, 3 đời Gia Tĩnh. Cũng chính vì điều này mà tính tình bao dung rộng lương của Chu Hựu Đường cũng được biểu lộ rõ ràng.

Hai huynh đệ Thọ Ninh Hầu Trương Hạc Linh và Kiến Xương Hầu Trương Diên Linh chưa đến mười tuổi đã làm quốc cữu gia đương triều, phụ thân mất sớm, mẫu thân và tỷ tỷ lại hết mực cưng chiều nên đã làm rất nhiều việc không hợp luân thường đạo lý. Chu Hựu Đường nể mặt vợ, đối với hai người em này một mặt rộng lượng khoan dung, một mặt tận lực kiểm soát hành tung.

Có một lần, thái giám Ti lễ giám Tiêu Kính và Hình bộ thị lang chờ quan viên trong triều xử trí hai tên họ Trương về việc xâm chiếm đất đai người dân. Trương hoàng hậu nghe được việc này tức giận nói: "Bên ngoài, quan viên trong triều ta không quản được, thái giám các ngươi vốn là gia nô, cũng dám lừa dối thánh thượng?".

Chu Hựu Đường hùa theo vợ khiển trách Tiêu Kính, nhưng sau đó lại lén lút ban thưởng cho mỗi người 50 lượng, nói: "Người của phe ta chính là không được làm chính mình, bởi vì ta không thể gây tổn thương cho hoàng hậu, bạc ấy an ủi cho các ngươi, đừng truyền ra bên ngoài”.

Các quan ngự sử nhiều lần kết tội hai huynh đệ họ Trương, Chu Hựu Đường biết bọn họ nói có lý, bất đắc dĩ nói: "Trẫm chỉ có người họ hàng này, nếu không nhất định sẽ phán xử".

Thật ra Hoàng đế cũng có nỗi khổ và bi thương riêng, ông ở trong lãnh cung lén lút lớn lên, sáu tuổi mới được vua cha thừa nhận là hoàng tử, mẫu thân Kỷ phi chết không rõ ràng, sau lần đó khắp nơi đều cẩn thận đề phòng, lúc nào cũng nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi được lập thành thái tử nếu không phải nhờ điềm báo từ hiện tượng thiên văn, ông thiếu chút nữa đã bị phế. Sau khi lên ngôi Chu Hựu Đường cũng tìm kiếm gia đình thân thích nhà mẹ, nhưng chỉ tìm thấy những tên lừa đảo, rốt cuộc nản lòng thoái chí, tình cảm nhanh chóng phai nhạt, các huynh đệ lần lượt đi đến nơi khác, mẹ cả Vương Thái Hậu cũng chỉ là tình cảm xã giao.

Sau vụ việc của hai người em vợ, Chu Hựu Đường mời các ngự sử đến Trương gia ăn bữa cơm hòa giải, các ngự sử bất đắc dĩ phải đi. Nói cách khác là Chu Hựu Đường mời bọn họ uống rượu, mong triều thần cho vị hoàng đế này chút thể diện. Tất cả mọi người đều lắc đầu hết cách, việc này liền thôi.

Bởi vì yêu Trương hoàng hậu mà Chu Hựu Đường “yêu cả đường đi lối về”, đến nỗi ông thật lòng thật dạ xem nhạc phụ, nhạc mẫu là phụ mẫu ruột thịt của mình, xem hai người em vợ vô dụng như chân tay của mình.

Tuy gia đình Trương thị là gia đình nhỏ, nhà nghèo, ở nhà không trịnh trọng, nhưng khi Chu Hựu Đường sống cùng gia đình này, ông cảm nhận được sự an ủi của tình thân. Đó là lý do ông mới có thể vì họ lần này đến lần khác vượt qua giới hạn, hết sức thỏa mãn họ về nhu cầu vật chất. Dù cho có gỡ xuống tôn nghiêm của một vị hoàng đế, cố gắng trước mặt đại thần, thậm chí thái giái đều vì họ hòa giải.

Đọc sử liệu liên quan đến thời ấy, người ta thỉnh thoảng cũng vì Chu Hựu Đường mà đau lòng, bởi vì Trương hoàng hậu tuyệt đối không hiền hậu mỹ đức như bên trong sách sử thông thường tán dương. Với chính vụ quốc gia, vốn không có công lao gì, đối với bách tính thiên hạ cũng không có ý thức trách nhiêm của một người quốc mẫu.

Gia đình Trương thị dựa vào thế lực của mình gây ra bao tội ác vẫn không dừng tay. Thân là quốc mẫu, Trương hoàng hậu vẫn một mực bao che cho người nhà mình. Sau này Vũ Tông Chu Hậu Chiếu lên ngôi, chỉnh đốn dạy dỗ hai người cậu một trận, bọn họ từ đấy mới thành thật, biết điều hơn.

Nếu Trương hoàng hậu ở hậu cung của những đế vương bình thường sẽ phải trải qua cuộc đời cung đấu kịch liệt. Với EQ như vậy, tầm mắt như thế, gia giáo như thế, nhất định vòng thứ nhất bà đã bị đào thải khỏi cung. Chu Hựu Đường cả đời mệt mỏi, hơn nửa là do không bớt lo được việc của vợ và gia đình đằng vợ.

Nhiều năm về sau, theo sử sách mà các sĩ phu triều thần đời Minh ghi lại, họ đối với vị hoàng hậu này có rất nhiều thất vọng, nhận định bà không xứng với đệ nhất minh quân mẫu mực của Minh triều.

Nhưng mà, nước ấm lạnh, người uống tự biết. Có thể Chu Hựu Đường một lòng yêu thích bà chính là vì thích tính tình chân thật, không giả tạo của bà.

Bậc đế vương cũng không phải là máy móc, từ sáng đến tối căng thẳng, nỗ lực cho phù hợp với lễ giáo Nho giáo, với chuẩn mực của một vị minh quân đã quá mệt mỏi. Có lẽ chỉ khi ở bên bà, Chu Hựu Đường mới thật lòng buông xuống mọi chuyện, được làm một người nam nhân, không có chuyện gì miệng cũng nói ầm ĩ, trước mặt thê tử muốn cho nhà nhạc mẫu chút thể diện.

Nếu ban cho ông Minh Đức Mã hoàng hậu, Văn Đức Trưởng Tôn hoàng hậu nghìn đời được ca tụng hiền hậu, lễ nghi, sợ rằng ông sẽ không chịu đựng nổi, chỉ có thể tương kính như tân.

Trương hoàng hậu tầm mắt có hạn, cũng hoàn toàn không có sự tự giác thực hiện chức trách của một hoàng hậu, nhưng Chu Hựu Đường không đành lòng chỉ trích ái thê nửa điều, cố gắng che mưa chắn gió cho vợ. Tuy chuyện nhà vợ kiêu căng một phần do ông gây nên, nhưng ai cũng thấy Chu Hựu Đường là một nam nhân tốt, người chồng tốt.

d009b3de9c82d158a32d42b18b0a19d8bc3e4206

Trước khi lâm chung, Chu Hựu Đường hồi tưởng lại chính tích (thành tính làm việc trong khi tại chức) một đời của mình, nói: "Nhận đế vị của tổ tông, trị vì 18 năm, tuân thủ chuẩn mực tổ tiên, không dám lười biếng ham chơi". Câu chữ mà ông khắc sâu vào trong lòng chính là: "Tuyển chọn Trương Thị làm hoàng hậu ngày 10 tháng 2, năm thứ 23 Thành Hóa thành hôn, đến ngày 24 tháng 9 năm thứ tư Hoằng Trị sinh thái tử, hiện 15 tuổi".

Đến lúc lâm chung, việc làm ông lo lắng không ngớt, nhờ cậy các đại thần, chỉ mong họ phò trợ thái tử Chu Hậu Chiếu trở thành người tốt.

Một đứa trẻ khi còn nhỏ, tự hiểu rằng hoàng cung là nơi lạnh lùng nhất, tàn khốc nhất. Mãi đến tận 6 tuổi Chu Hựu Đường mới được phụ thân thừa nhận, lại nhanh chóng trở thành đứa con trai mất đi mẫu thân. Ngày thê tử bước đến, con trai chào đời, đó chính là niềm an ủi lớn nhất cuộc đời ông. Ông đã đem hết thảy mọi thứ tốt đẹp báo đáp lại cho hai mẹ con Chu Hậu Chiếu.

Biết rõ con không ai bằng cha, Chu Hậu Chiếu trời sinh ham chơi, thích yên vui, tuyệt đối không thể làm một vị hoàng đế mẫu mực như mình, Chu Hựu Đường chẳng lẽ không rõ? Thế nhưng ông nuông chiều hoàng hậu, chưa bao giờ yêu cầu bà đi làm một hoàng hậu hiền đức, đối với con trai yêu quý, tâm nguyện của ông chỉ mong con trai một đời hạnh phúc. Miễn là đừng làm một tên bạo quân bừa bãi, tàn ác, chỉ cần làm một người tốt đã là được rồi.

Hoàng đế Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu có làm được như kỳ vọng của cha mình không? Trong lịch sử, mỗi người nói một kiểu, khen chê không đồng nhất. Tuy rằng tính tình Chu Hậu Chiếu bừa bãi ham chơi, nhưng ông cũng không hung ác, không tàn bạo, hiểu biết cảm tạ, hiểu biết lễ kính, không phụ nghĩa. Hai chữ "người tốt" này vẫn rất xứng với ông.

Thật ra trong lịch sử, thực hiện chế độ một vợ một chồng, hậu cung hoàng đế không phi, Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường cũng không phải người đầu tiên. Lịch sử còn có 2 vị Tây Ngụy Hoàng Đế Nguyên Khâm và Tống Anh Tông Triệu Thự. Nhưng nếu có cuộc bình chọn ai là người chồng mẫu mực, Chu Hựu Đường vẫn có khả năng rất lớn được giải nhất.

Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường khi còn sống không chỉ là một người nhân từ, hiền hậu, một vị hoàng đế dốc sức trị vì thiên hạ thái bình, mà còn là một người chồng tốt, người cha tốt mà không một bậc đế vương nào sánh bằng. Thậm chí vì lấy lòng vợ, mà ông "biết sai vẫn làm", phạm vào một vài lỗi mà một vị minh quân vốn không nên làm.

Chu Hậu Chiếu sau khi trị vì 16 năm, bệnh nặng qua đời, em họ Chu Hậu Thông kế vị xưng đế. Mất đi sự che chở, những năm tháng về già của Trương thái hậu như "đi trên băng mỏng".

Bên cạnh không có một ai nịnh hót bà, tôn kính bà như trước kia. Em trai bà phạm tội, bà còn phải tự thân đi cầu xin, thậm chí là quỳ xuống xin tha, một người sống cả đời người trong sự bảo bọc, che chở sinh ra kiêu ngạo, làm sao chịu đựng được, vì vậy bà lâm bệnh nặng không qua khỏi. Không lâu sau đó bà mất đi, hưởng dương 70 tuổi.

Chu Hựu Đường nào có ngờ người vợ mà ông "nâng như trứng, hứng như hoa" cuối đời lại thê thảm đến vậy. Nếu biết trước, ông nào nhẫn tâm để bà lại một mình mà rời trần thế sớm như thế?

Mượn một câu thơ điển tích cổ làm lời kết cho câu chuyện lưu danh ngàn đời này:

"Một nhắp men say vạn dặm tình

Có xuân nẫu ruột, não lòng canh

Nguyện đem hàng lệ làm mưa ấy

Lưu giữ chàng mai ở lại thành".

Theo: baike.baidu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.