• Về đầu trang
Milu
Milu

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ yêu như thế nào?

Tình yêu

Khoảng 1% dân số có thể bị mắc chứng rối loạn đa nhân cách theo chiều hướng chống đối xã hội. Những người này được coi là phải đấu tranh với việc thể hiện các loại cảm xúc khác nhau, có thể kể đến như sự thấu cảm, buồn bã, sợ hãi… Tuy nhiên, các nhà tâm lý học tin rằng họ vẫn có thể yêu và được yêu như phần còn lại của thế giới, nhưng cách họ thể hiện tình cảm và giao tiếp trong các mối quan hệ của họ lại hoàn toàn khác biệt.

Căn bệnh này dường như là chủ đề mơ hồ khá nhiều người, do đó hãy cùng tìm hiểu xem những người mắc chứng này khi yêu nhau sẽ như thế nào và liệu nó có lãng mạn như các bộ phim mà chúng ta thường xem hay không!

1. Người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội vẫn có thể yêu người khác

Các nhà tâm lý học cho rằng có nhiều mức độ khác nhau của căn bệnh này. Nếu một người không có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, họ vẫn có khả năng yêu. Những người thái nhân cách này cũng có thể cảm thấy cô đơn và mong muốn được yêu thương. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn khi hình thành một mối quan hệ lành mạnh vì thiếu gắn kết tình cảm và không có khả năng mở lòng với người khác.

2. Mối quan hệ của họ tồn tại dựa trên rất nhiều lý do khác nhau

Vì những người thái nhân cách phải đấu tranh liên tục với việc xây dựng mối liên kết tình cảm mạnh mẽ và tạo ra nhiều sự thân mật trong mối quan hệ, nên có khả năng là họ tham gia vào một mối quan hệ nào đó dựa vào niềm tin và thái độ chung với thế giới. Nhưng đối tác của họ thì nên cẩn thận: những người này thường cực kì ích kỷ và cố gắng thao túng để đối phương hy sinh lợi ích riêng của mình cho họ.

3. Những người thái nhân cách có thể khao khát những mối quan hệ thân thiết, nhưng hiếm khi họ có thể hình thành chúng

Những người mắc chứng bệnh này thường thể hiện một phong cách “né tránh sự gắn kết”. Họ có thể thất bại khi cố gắng tạo ra một mối quan hệ tình cảm với người khác vì họ không có khả năng thể hiện sự đồng cảm và gắn kết tình cảm. Những người này thường không thể dựa vào người khác và sử dụng phong cách này vì lợi ích cá nhân của bản thân.

4. Những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội không thể hỗ trợ người yêu mình về mặt cảm xúc.

Các nhà tâm lý học tin rằng những người thái nhân cách thường không cảm thấy sợ hãi hay đau khổ. Và vì không bao giờ cảm nhận được những cảm xúc này, họ sẽ phải đấu tranh với việc đồng cảm hay thấu hiểu cảm xúc của người khác. Nghiên cứu cho thấy những người này có thể chăm sóc người khác nhưng chỉ trong trường họ làm điều đó khi tự nguyện và đã nỗ lực rất nhiều để học cách thấu cảm.

5. Họ ưa thích các mối quan hệ ngắn hạn

Những người thái nhân cách theo đuổi “chiến lược cuộc sống nhanh chóng”: họ thích hình thành các mối quan hệ ngắn hạn mà không có sự gắn kết tình cảm mạnh mẽ. Họ hiếm khi quan tâm đến việc nỗ lực để có thể tạo ra các mối quan hệ lâu dài hơn để có khả năng tiến tới hôn nhân. Những người này thường chấp nhận rủi ro và hay đặt bản thân lên hàng đầu, điều đó khiến họ khó tìm được một đối tác phù hợp.

6. Những người thái nhân cách biết cách thao túng đối phương và làm điều đó rất giỏi

Những người rối loạn nhân cách thường có thể dễ dàng đọc và hiểu ý định của người khác một cách dễ dàng. Họ biết cách quyến rũ và luôn cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống – điều đó khiến họ trở thành một người thao túng hoàn hỏa. Đáng chú ý, họ không có cảm giác tội lỗi khi làm điều này. Người mắc chứng này thường tự cho mình là trung tâm cũng như không thực sự quan tâm đến sự đau khổ mà hành động của mình gây ra cho người khác.

7. Tình yêu của họ có thể bị phá vỡ

Vì họ không biết cách tương tác với người khác ở mức độ sâu sắc, do đó một mối quan hệ lãng mạn đều có thể hủy hoại cả hai phía. Những người thái nhân cách thường hành động một cách bốc đồng và không có cảm xúc. Bị thao túng và thiếu sự đồng cảm có thể dẫn đến việc đối phương của họ gặp các bất ổn về sức khỏe tâm lý cũng như góp phần vào sự căng thẳng trong mối quan hệ

8. Cảm xúc và thái độ của họ có thể được cải thiện theo thời gian

Tin tốt là những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể cải thiện hành vi của mình khi họ có đủ động lực để làm điều đó. Các nhà tâm lý học tin rằng sự lãng mạn và giao tiếp với những người thể hiện tình yêu dành cho mình có thể dạy họ trở nên đồng cảm hơn với người khác và cải thiện chất lượng tương tác xã hội.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.