• Về đầu trang
Coffeecat
Coffeecat

37 năm thời trang đường phố Tokyo làm kinh ngạc thế giới 1980 - 2017 (P2)

Thời trang

2000 - 2009

Từ rất lâu tại Nhật Bản, thời trang và văn hóa trẻ đều được định hình bởi một thế hệ nhất định: thế hệ dankai (baby boomer) vào những năm 70, thế hệ shinjinrui vào những năm 80, và thế hệ daikan junior heta-uma vào những năm 90. Điều này hoàn toàn hay đổi khi Nhật Bản bước vào thế kỉ 21, khi những xu hướng thời trang đường phố được ấn định bởi mọi thế hệ.

Vào năm 1999, thế hệ dankai junior, giờ đây ở độ tuổi gần 30 và đã qua vài năm cọ xát với xã hội cũng như biết đến những hãng thời trang xa xỉ nhỏ và tiêu thụ hàng loạt.

Khái niệm joshitsu na futsu (bình thường mà chất lượng) ra đời, thay đổi những tiêu chuẩn về 'bình thường' trong xã hội. Thế hệ uchira, sinh vào đầu thập niên 80 và tiếp nối thế hệ dankai junior, bước vào nền thời trang đường phố.

Hãng thời trang GAPUniqlo xuất hiện tại trung tâm Tokyo, mang đến những món quần áo rẻ nhưng vẫn hợp thời và tác động mạnh mẽ đến tiêu chuẩn ăn mặc trong xã hội. Cùng với thế hệ heta-uma, giờ đây đã qua thời gyaru, xu hướng Gal Mix ra đời, với nét casual, unisex, và một chút gyaru đặc trưng.

Vào nửa cuối những năm 2000, nền kinh tế tăng trưởng thần kì đã mang phong cách "fashion celeb" đến Nhật Bản. Trong thời gian này, ngành thời trang cũng quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội, đạo đức, và những yếu tố khác liên quan đến trách nhiệm cộng đồng. Đây cũng là lúc những hãng "fast fashion - thời trang ăn liền" từ nước ngoài du nhập vào Nhật Bản, là khi thái độ và cách suy nghĩ về quần áo và giá cả thay đổi mạnh mẽ.

Unisex Kawaii (2000)

20190611 111929

Phong cách Unisex được mọi người ưa chuộng (2000)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Từ năm 2000, những thiếu nữ ăn mặc theo phong cách unisex ngày một nhiều hơn. Họ mặc những kiểu quần jean và áo phông giống của bạn trai mình. Số đầu tiên của tạp chí mimic được xuất bản, đánh dấu sự bùng nổ của xu hướng boys kawaii.

Gal mix (2000)

20190611 111946

Phối hợp quần áo và phụ kiện tạo nên phong cách "mix" (2000)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Những phụ kiện thiết kế càng được ưa chuộng và dẫn đầu xu thế. Những cửa hàng với giày dép, túi, và phụ kiện thiết kế mọc lên khắp mọi nơi. Với những thiết kế độc đáo, việc phối hợp trang phục và "styling" giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu khi nói đến thời trang.

Sport mix Kawaii (2002)

20190611 112045

Sport mix (2002)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Phong cách thời trang unisex phối hợp cùng kiểu tóc và trang điểm nữ tính trở nên thịnh hành.

Phong cách select kei (2004)

20190611 112109

Phong cách Select/Edited (2004)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Vùng Jinnan tại Shibuya, nơi mọc lên nhiều của hàng đa thương hiệu vào khoảng năm 2000, là địa điểm vui chơi phổ biến của những cặp đôi trẻ.

Hahako (2005)

20190611 112124

Mẹ và con gái cùng đi mua sắm (2005)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Những xu hướng thời trang giờ đây không còn phụ thuộc vào tuổi tác nữa. Hahako shopping - mẹ và con gái cùng nhau đi mua sắm - là hình ảnh có thể được bắt gặp tại những trung tâm thời trang như Shibuya Parco và Lumine.

Dior Homme-o (2006)

thoi trang nhat ban dior

Dior Homme-o (2006)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Hedi Slimane trở thành giám đốc sáng tạo của Dior Homme từ năm 2001 là một tin mừng cho những nam thanh niên yêu thích thời trang. Cộng với sự nổi tiếng của tạp chí TUNE xuất bản năm 2004, hình ảnh những chàng trai bảnh bao, mảnh khảnh xuất hiện ngày một nhiều hơn tại Harajuku.

Serebukei / Fashion Celebrity (2006)

20190611 112138

Phong cách 'người nổi tiếng' - Fashion Celebrity (2006)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thời trang được toàn cầu hóa, và những khoảng cách thế hệ và phong cách dần bị xóa bỏ. Ranh giới giữa "high fashion - thời trang cao cấp" và thời trang đường phố cũng dần bị lu mờ.

Thế hệ uchira (2006)

thoi trang dpnb

Thế hệ uchira và phong cách thời trang mới (2006)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thế hệ uchira bắt đầu dấn thân vào con đường thời trang, và nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố rồi dần trở nên nổi tiếng. Quần áo và phụ kiện với thiết kế nổi bật dần phổ biến hơn. Những phương tiện truyền thông tổng hợp hình ảnh về thời trang đường phố ngày một nhiều hơn, khiến việc cảm nhận văn hóa đường phố không còn được trực tiếp như trước mà đa phần là qua màn ảnh.

Thế hệ dankai junior / 40s (2007)

20190611 112154

Phong cách joshitsu na futsu- đơn giản mà thanh lịch (2007)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thế hệ dankai junior (baby boomer đời 2) đã trưởng thành và vào tuổi gần 40. Thế hệ này ưa chuộng phong cách joshitsu na futsu (bình thường mà chất lượng) và tạo nên những tiêu chuẩn mới, ưu tiên chất lượng của chất liệu và texture của vải.

Gyaru & Gyaru-o (2007)

20190611 112208

Gyaru (gal) & Gyaru-o (2007)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Đây là thời của agejo (ageha girl) - những thiếu nữ ưu tiên ngoài hình của mình hơn cả. Thời trang dần ưu tiên ngoại hình hơn là thương hiệu. Nhờ những tạp chí nổi tiếng như koakuma ageha và MEN"s KNUCKLE, những gyaru (gals) và gyaru-o (những nam thanh niên theo phong cách này) cũng ngày càng nhiều hơn, chủ yếu tại Shibuya.

Fast fashion / "Thời trang ăn liền" (2008)

ttdpb

Thời trang "ăn liền" bắt đầu du nhập vào Nhật Bản (2008)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Những cửa hàng fast fashion như H&M và TOP SHOP xuất hiện tại Nhật Bản, và mọi người đều dễ dàng sở hữu được những món quần áo hợp mốt.

Mori girl & boy (2009)

20190611 112233

Những phong cách độc lạ xuất hiện trên đường phố (2009)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Những xu hướng thời trang độc đáo được lan truyền trên mạng xã hội và nhiếp ảnh đường phố xuất hiện. Mạng xã hội được sử dụng phổ biến hơn, đưa những trào lưu nhiếp ảnh đường phố đến cộng đồng bằng các phương tiện truyền thông. Ngày càng có nhiều những phong cách táo bạo, khác thường được chia sẻ trên mạng xã hội.

2010 - 2017

Những năm 2010 là khi fast fashion lan truyền đến toàn thế giới. Phong cách "super mix" ra đời, pha trộn cả ba khía cạnh nổi bật của thời trang đường phố - phong cách đường phố (trẻ trung), phong cách gyaru, và phong cách konsaba (conservative - kín đáo). Kết quả của sự pha trộn này là một phong cách "ngọt ngào" vừa dễ thương vừa cá tính, với mong muốn được theo đuổi những xu hướng giống với mọi người khác.

Sau thảm họa động đất xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, xu hướng thời trang lại thay đổi khi con người nhận ra tầm quan trọng của việc tìm lối sống của riêng mình và nhìn nhận lại những gì quan trọng trong cuộc sống. Nhiều nhóm nhỏ xuất hiện tại Koenji và Akihabara, nơi mà thời trang được gắn liền với những tiểu văn hóa như anime gaming. Những nhóm này thân thiết, gắn bó với nhau và vượt qua cả những rào cản truyền thống như sự ganh đua giữa các thành phố và địa phương, hay ranh giới địa lý giữa các khu vực và quốc gia.

Trào lưu đi Xe đạp (2010)

20190611 112250

Không chỉ để phục vụ cho việc đi lại và sức khỏe, xe đạp cũng là một món đồ thời trang (2010)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Từ những năm 2000, vùng Shibuya tại Tokyo đã chứng kiến sự lan truyền dân số, hàng quán, và thông tin đến những vùng phía Bắc như Tomigaya, Kamiyama-cho, và Uehara. Xe đạp đã góp phần giúp đỡ sự lan truyền này, biến việc lái xe đạp từ một thú vui thành lối sống, và cũng ảnh hưởng đến xu hướng thời trang lúc bấy giờ.

Mote kei (2010)

20190611 112311

Phong cách Mote (2010)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Đây là thời của Tokyo Girls Collection (TGC) và phong cách mote-kei. Những nữ sinh theo phong cách này thể hiện nét nữ tính bằng những chiếc váy ngắn với họa tiết hoa, ren, và giày sandal.

Cosplay (2012)

20190611 112339

Thế hệ Millienial mang yếu tố cosplay vào thời trang (2012)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thế hệ shinjinrui junior (thế hệ Z) sinh vào những năm 90 mang yếu tố cosplay vào thời trang và dẫn đầu xu hướng thời trang đường phố. Với cosplay ngày càng phổ biến, giới trẻ đều thay đổi kiểu tóc và trang điểm, cũng như phong cách thời trang, mỗi ngày.

City boy (2013)

20190611 112403

City boy (2013)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Dựa trên concept "Magazine for City Boys", tạp chí POPEYE đến từ NXB Magazine House đã được tài thiết kế từ lần xuất bản tháng 6/2012. Bỏ đi hướng tiếp cận cũ là miêu tả làm cách nào để đẹp trong mắt người khác, hướng tiếp cận mới của tạp chí tập trung vào quan điểm cá nhân - tự học hỏi về thời trang chứ không học từ những thế hệ trước. Sự đổi mới này được thế hệ shinjinrui junior ủng hộ, và ngày càng có nhiều thanh niên theo trào lưu "city boy".

Japanologist (2014)

20190611 112431

Người nước ngoài mang phong cách mới đến Nhật Bản (2014)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thuật ngữ "inbound" được sử dụng thường xuyên hơn để chỉ những du khách đến Nhật Bản khi hơn 10 triệu người đến đây vào năm 2013. Vào thời điểm này, số lượng du học sinh và người nước ngoài ở lại lâu dài hay đến thăm thường xuyên cũng ngày càng tăng.

Phong cách Futago / Song sinh phối hợp (2014)

20190611 112510

Hai bạn trẻ mặc váy đôi, nhìn như chị em song sinh (2014)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thời trang ngày càng xuất hiện nổi bật trên các trang mạng xã hội khi giới trẻ đăng hàng loạt những tấm hình chụp và selfie đường phố. Hình ảnh những bạn trẻ đi chơi chung và mặc đồ đôi trở nên phổ biến hơn hẳn.

Super mix (2015)

20190611 112542

Super mix (2015)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Biên tập viên tại ACROS mô tả năm 2000 như một "mặt hồ phẳng lặng của thời trang," khi tất cả những phong cách hiện tại được pha trộn lại, và một thời gian sau đó, những phong cách xưa cũng được hòa quyện cùng hiện tại. Đến những năm 2010, sự pha trộn phong cách càng diễn ra nhiều hơn, và những xu hướng không còn có thể được gom lại thành một concept chung. Điều này trái ngược với trước kia, khi mỗi xu hướng đều có một cái tên thể hiện mối quan hệ giữa xu hướng thời trang và lối sống.

Phong cách Exile / Dancer (2015)

nhatban

Phóng cách "Exile" / Dancer (2015)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Vào năm 2008, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã biến việc học nhảy múa thành bắt buộc tại các trường trung học. Số lượng thanh niên thích học nhảy và học theo cách ăn mặc của những vũ công trong nước cũng tăng dần. Một trong những nhóm nhạc nổi tiếng tại thời điểm này, EXILE, cũng thành lập thương hiệu thời trang riêng: 24karats (GOLD 24karats Diggers). Những thương hiệu khác cũng làm tương tự, lấy hình ảnh "những cậu trai sành điệu" làm concept.

Retro, Cổ điển (2016)

20190611 112615

Sắc màu vintage (2016)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thế hệ Millennial, được sinh vào những năm đầu của thế kỉ 21, bắt đầu tạo dấu ấn trong thời trang đường phố với những phong cách và thiết kế vintage, cổ điển từ thời Showa (1926-1989). Những màu sắc và mô típ retro được ưa chuộng.

Fashion elite (2016)

20190611 112643

Phụ huynh của những bạn trẻ với phong cách này có lẽ nằm trong giới show biz (2016)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Thế hệ Millennial mang đậm tính chất "thế hệ thứ cấp," chịu ảnh hưởng từ những phong cách, nét văn hóa của thế hệ trước và thể hiện chúng theo cách riêng của mình.

Người mẫu, blogger, instagrammer (2016)

20190611 112704

Tạo dáng để chụp hình nào! (2016)
(nguồn ảnh: ACROSS)

Ai ai cũng sử dụng Instagram. Đây là giai đoạn mà thông tin về thời trang được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, từ các công ty lớn nhỏ, công ty tư nhân, và cả những cá nhân, và mọi thông tin có thể được truy cập online. Tạo dáng trở thành một phần không thể thiếu của thời trang.

Theo: Google Arts & Culture, ACROSS
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.