• Về đầu trang
Hieu Duong
Hieu Duong

6 bài kiểm tra xem bạn có đang bị tăng nhãn áp

Sức khoẻ

Bệnh tăng nhãn áp được mệnh danh là "tử thần của thị giác", vì nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể gây mất thị lực. Thêm vào đó là thực tế là căn bệnh này thường không có triệu chứng đáng chú ý cho đến khi tổn thương dây thần kinh thị giác đã xảy ra. Tuy biết việc thăm khám mắt định kỳ hàng năm là rất cần thiết nhưng đa số chúng ta vẫn chưa có thói quen này. Ngay cả khi bạn có thị lực hoàn hảo, khám mắt hàng năm là cơ hội để bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng đôi mắt của bạn và đảm bảo rằng không có vấn đề gì đang âm thầm lan tỏa. 

Việc chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp đòi hỏi nhiều thời gian và các xét nghiệm phức tạp hơn đa số các bệnh khác về thị lực. Một người có chỉ số nhãn áp cao không đồng nghĩa với việc người đó mắc bệnh tăng nhãn áp. Đó chỉ là một yếu tố nguy cơ mà thôi. Chỉ khi yếu tố này tác động tiêu cực đến dây thần kinh thị giác hoặc các cấu trúc khác trong mắt, các bác sĩ mới có thể xác định đó là bệnh tăng nhãn áp.

Các bài kiểm tra thị giác giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp sớm.

Độ dày giác mạc, tiền sử gia đình, tình trạng của dây thần kinh thị giác… đều có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Tiến sĩ Padmanabhan cho biết: Bằng cách ghép tất cả những mảnh ghép này lại với nhau, họ có thể đánh giá chính xác nguy cơ của bạn và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Để làm được điều đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm. Họ cũng có thể chọn thiết kế các bài kiểm tra này trong vài tháng để theo dõi xem mọi thứ có thay đổi hay không. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến gặp bác sĩ nhãn khoa, họ có thể muốn thực hiện tất cả các xét nghiệm để có được đánh giá cơ bản và so sánh kết quả kiểm tra trong tương lai của bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tất cả các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp.

Tonometry

Tonometry là một thử nghiệm rất đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra áp lực trong mắt. Như đã nhắc đến ở trên, chỉ số nhãn áp là một yếu tố rất quan trọng trong việc chẩn đoán loại bệnh này. Do vậy, ở bước cơ bản nhất, các bác sĩ nhãn khoa sẽ đo nhãn áp bằng Tonometry. 

Nhìn chung, có ba phương pháp để thực hiện đo mắt Tonometry. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp thứ nhất: Sau khi được nhỏ lượng thuốc vừa đủ vào mắt, bạn sẽ đặt đầu của mình vào một chiếc mắt đo mắt, bạn phải nhìn thẳng trong khi bác sĩ di chuyển đèn của thiết bị. Thiết bị sẽ đo được lượng lực cần thiết để tạm thời làm phẳng giác mạc của bạn. Từ đó cho ra kết quả về áp lực mắt.
  • Phương pháp thứ hai: Phương pháp này về cơ bản rất giống với phương pháp thứ nhất nhưng bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị hình bút chì cầm tay để đo áp suất thay vì bộ phận gắn trên đèn khe. 
  • Phương pháp thứ ba, được gọi là phương pháp thổi khí, sử dụng một chùm ánh sáng và một luồng không khí thực tế để đo áp suất không khí cần thiết để làm phẳng giác mạc.
MInh họa một trong những máy kiểm tra thị giác thông thường.

Nếu nhãn áp của bạn cao do bất kỳ xét nghiệm nào trong số này, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cụ thể hơn (bên dưới) để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp. 

Soi đáy mắt

Trong khi khám mắt định kỳ, bạn cũng có thể được soi đáy mắt. Bài kiểm tra này cho phép bác sĩ của bạn nhìn thấy đáy mắt của bạn và đảm bảo rằng võng mạc, mạch máu và dây thần kinh thị giác của bạn đều bình thường.

Bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc làm giãn mắt, làm đồng tử của bạn mở rộng để bác sĩ có thể nhìn rõ hơn bên trong mắt của bạn. Sau đó, tùy thuộc vào phương pháp, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại chùm ánh sáng và đưa một thấu kính lên mắt của bạn để xem xét. Bạn có thể cần tựa đầu vào đèn khe, hoặc bác sĩ có thể đeo đèn trên đầu (như đèn pha bạn đeo khi đi cắm trại) và dùng tay giữ ống kính. Quá trình kiểm tra thường kéo dài 5-10 phút và không gây đau đớn, mặc dù ánh sáng chiếu vào mắt bạn có thể hơi khó chịu.

Nội soi Gonioscopy

Thử nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xem góc thoát nước của mắt đang mở hay đóng. Kết quả quan sát hệ thống thoát nước trong mắt có thể cung cấp cho bác sĩ của bạn cái nhìn sâu sắc về loại bệnh tăng nhãn áp đang diễn ra (điều này sẽ giúp họ tìm ra cách điều trị nó tốt nhất). Theo Tổ chức Nghiên cứu Glaucoma, nội soi Gonioscopy cũng cho phép bác sĩ kiểm tra các mạch máu bất thường, sự kết dính, tổn thương do chấn thương mắt trước đó và bất kỳ vấn đề bất thường nào khác trong hệ thống thoát nước.

Mô hình mô phỏng các bộ phận của mắt.

Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc nhỏ mắt để làm tê mắt và sau đó đặt một kính áp tròng đặc biệt ngay trên đầu mắt. Sau đó, họ sẽ định vị đầu của bạn trong đèn khe để một chùm ánh sáng chiếu tới thấu kính đặc biệt và giúp bác sĩ có thể nhìn thấy góc của bạn. Cách kiểm tra này khá nhanh chóng và dễ dàng, thông thường chỉ dài khoảng vài phút.

Pachymetry

Pachymetry là phép đo độ dày của giác mạc (phần ngoài cùng của phía trước mắt bao phủ đồng tử và mống mắt). 

Có một số bằng chứng cho thấy nếu độ dày giác mạc trung tâm ở bên mỏng hơn, thì đó là một yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp. Độ dày của giác mạc cũng có thể ảnh hưởng đến các bài kiểm tra nhãn áp khác. Nếu giác mạc thực sự dày, nó có thể cho kết quả đo áp suất cao sai, và ngược lại, nếu nó mỏng, bạn có thể bị sai số đo áp suất thấp.

Tiến sĩ Ondeck nói.

Pachymetry được thực hiện bằng cách sử dụng một đầu dò cầm tay nhỏ. Trước tiên, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc nhỏ mắt để làm tê mắt, sau đó đặt thiết bị lên phía trước mắt (giác mạc) để đo độ dày của mắt. Quá trình kiểm tra diễn ra rất nhanh - chỉ mất một phút hoặc ít hơn để đo cả hai mắt - và bạn sẽ không cảm thấy gì.

Kiểm tra vùng nhìn

Bài kiểm tra này còn được gọi là đo chu vi - một bài kiểm tra trường thị giác được thực hiện để đánh giá xem bạn có bị mất thị lực ngoại vi hay không. Thị lực ngoại vi thường là yếu tố đầu tiên xấu đi nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp. Trong quá trình thử nghiệm, bạn sẽ đặt đầu của mình vào một thiết bị hình vòm và nhìn thẳng về mục tiêu phía trước, đèn đồng thời bật lên ở các khu vực khác nhau trong tầm nhìn của bạn. Bạn sẽ nhấp vào nút bất cứ khi nào bạn nhìn thấy ánh sáng và điều này giúp "lập bản đồ" tầm nhìn ngoại vi của bạn.

Việc nhìn thấy ánh sáng bị trì hoãn khi nó di chuyển xung quanh điểm mù của bạn là điều bình thường (tất cả chúng ta đều có điểm mù nơi dây thần kinh thị giác và võng mạc kết nối). Vì vậy, nếu bạn gặp phải điều này trong quá trình kiểm tra, đừng lo lắng.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn có thể sẽ phải thực hiện kiểm tra thị giác một đến hai lần mỗi năm để theo dõi những thay đổi về thị lực.

Quét dây thần kinh thị giác

Có một số công nghệ khác nhau được sử dụng để quét dây thần kinh thị giác nhưng phổ biến nhất hiện nay có lẽ là phương pháp OCT. Quá trình quét OCT là một bài kiểm tra hình ảnh tinh vi có thể chụp ảnh dây thần kinh thị giác, phân tích đường viền và hình dạng của nó, đồng thời định lượng số lượng lớp sợi. Nó có thể cung cấp cho bác sĩ nhãn khoa của bạn các phép đo chính xác về hình dạng và khối lượng của dây thần kinh và tiết lộ bất kỳ khu vực nào đang mỏng đi. 

Quá trình quét này có thể giúp chúng tôi phát hiện sự thay đổi về mặt giải phẫu của dây thần kinh thị giác, trong nhiều trường hợp trước khi thị lực bị mất. Việc phát hiện sớm những tổn thương dù là nhỏ nhất cũng giúp bạn có cơ hội điều trị bệnh tăng nhãn áp trước khi nó tiến triển và dẫn đến mất thị lực.

Tiến sĩ Starr cho biết thêm.

Quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng, không đau và chỉ yêu cầu bạn đặt mặt vào máy để máy có thể chụp ảnh mắt của bạn.

Bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng rõ ràng trước khi bệnh tình đã trở nặng. Do đó nhiều người thường nhầm lẫn, xem nhẹ các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp với các bệnh về thị giác khác như cận thị, viễn thị,... Do đó, việc thường xuyên thăm khám, kiểm tra mắt định kỳ là thật sự cần thiết. Ở Việt Nam, các bài kiểm tra thị lực nếu trên rất phổ biến và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu dịch vụ khám mắt ở các phòng khám, bệnh viện hoặc thậm chí là các cơ sở bán kính cận thị, viễn thị.

Theo: Health
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.