• Về đầu trang
Sheepo
Sheepo

Những điều mê tín nằm lòng của thủy thủ thời xưa nếu muốn tránh tai ương trên biển

Lịch sử

Cuộc sống lênh đênh trên biển của các thủy thủ dường như luôn dựa vào niềm tin về các lực lượng siêu nhiên. Ngay cả những con tàu huyền thoại nhất trong lịch sử cũng tin theo những điều mê tín để đảm bảo chuyến hải trình thành công tốt đẹp.

Chuối

van chuyen chuoi

Dù chuối là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhưng việc mang chuối lên tàu được xem là một điềm xấu. Vì sao?

Những người thủy thủ cho rằng trái cây có ảnh hưởng tiêu cực đến việc đánh bắt cá. Truyền thuyết này bắt nguồn từ vùng biển Caribbe vào những năm 1700, khi những chiếc thuyền buôn chuối phải nhanh chóng ra khơi để đưa chúng ra thị trường trước khi bị hư hỏng.

Chèo thuyền nhanh khiến việc câu cá trở nên khó khăn, nhưng thay vì đổ lỗi cho tốc độ của tàu, các thủy thủ lại đổ lỗi vào loại trái cây này. Bản thân những chiếc thuyền cũng dễ bị chìm vì chúng thường được chế tạo bằng nguyên liệu yếu và rẻ tiền.

Huýt sáo

hms bounty

Một số hành động mê tín mang lại cả điều lành và điều dữ. Ví dụ như huýt sáo - nó được cho là vừa khuyến khích gió lên nhưng cũng vừa mang theo cơn bão. Sự mê tín có thể bắt nguồn từ cuộc binh biến trên chiếc tàu HMS Bounty thường báo hiệu bằng một tiếng huýt sáo.

Vỏ trứng

vo trung

Không phải cứ là vật mê tín thì vật đó phải có ở trên con tàu. Vỏ trứng được cho là điềm xui xẻo khi ra khơi. Các thủy thủ nghĩ rằng vỏ trứng nên được đập thành những mảnh nhỏ, bởi vì nếu chúng còn nguyên vẹn thì bọn phù thủy sẽ sử dụng vỏ trứng như những chiếc tàu và gây bão tố để đánh chìm tàu.

Sự mê tín này lan truyền rộng rãi đến mức nó đã được biến thành một bài thơ khá phổ biến ở phương Tây:

Ồ, đừng bao giờ để vỏ trứng còn nguyên trong chiếc cốc
Hãy nghĩ cho những thủy thủ nghèo luôn đập nát chúng đi
Vì phù thủy sẽ đến tìm vỏ trứng và hướng về biển cả,
Rồi gây đau khổ cho những người đi biển như tôi.

Hải âu

thalassarche carteri

Chim hải âu là một trong những dấu hiệu may mắn nổi tiếng nhất trong thế giới hàng hải. Các thủy thủ tin rằng hải âu mang linh hồn của những thuyền viên đã qua đời. Do đó, sự xuất hiện của hải âu có nghĩa là các linh hồn đang muốn bảo vệ họ.

Ngược lại, làm hại một con hải âu có thể mang lại số phận xui xẻo cho con tàu. Một câu chuyện tưởng tượng như vậy từng được kể lại trong bài thơ The Rime of the Ancient Mariner của nhà thơ Samuel Taylor Coleridge. Bài thơ kể về một người thủy thủ đã giết chết một con hải âu và rồi khiến con tàu của mình lạc ra khỏi dòng chảy băng.

Hành động đắc tội của anh ta đã nguyền rủa con tàu. Các thủy thủ phải treo con chim hải âu vào cột buồm như một hành động đền tội. Nhưng những nỗ lực này đã quá muộn: cuối cùng tất cả thủy thủ đoàn đều chết và con tàu chìm xuống, để lại kẻ giết hải âu là người duy nhất sống sót.

Phụ nữ

nannie

Một trong những niềm tin lâu đời nhất của dân đi biển về điềm xấu đó chính là phụ nữ. Người ta cho rằng họ sẽ mang đến những cơn bão và khiến đàn ông phải chịu thua trước sự cám dỗ. Trên thực tế sự mê tín đã bị đi quá xa, đến nỗi có một câu chuyện kể về việc các thủy thủ mắc kẹt trong một cơn bão ngoài khơi nước Anh đã ném hơn 60 phụ nữ trên tàu xuống biển vì muốn thay đổi thời tiết.

Nhưng trái lại với định kiến rằng chính phụ nữ sẽ mang đến thảm họa, các con tàu cũng chạm khắc hình phụ nữ trên mũi tàu để làm dịu những cơn giận dữ của biển cả và đảm bảo một chuyến đi an toàn.

Thứ Sáu

thu sau xui xeo

Thủy thủ thậm chí còn thận trọng về các ngày trong tuần, đặc biệt là thứ Sáu: đi biển vào những ngày đó thường mang lại xui xẻo. Sự mê tín này được cho là bắt nguồn từ việc Hải quân Hoàng gia đã đặt tên một con tàu là HMS Friday để xoa dịu nỗi sợ hãi của các thủy thủ.

Tuy nhiên vào năm 2007, Hải quân Hoàng gia đã chính thức phủ nhận tuyên bố về sự tồn tại của con tàu, tất cả chỉ là câu chuyện mang tính huyền thoại.

Hình xăm

hinh xam

Những thủy thủ ở Châu Âu lần đầu tiên phát hiện ra hình xăm là khi họ đến các đảo Nam Thái Bình Dương vào thế kỷ 18. Một số hình xăm được cho là mang lại may mắn hoặc bảo vệ thủy thủ khỏi điềm dữ.

Hình xăm về lợn và gà trống là những lựa chọn phổ biến, vì chúng thường được nhốt trong các thùng nổi mà thủy thủ có thể bám vào nếu bị chìm tàu. Hình xăm động vật cũng được cho là để bảo vệ thủy thủ khỏi bị đói.

Cắt tóc và móng tay

thuy thu

Các thủy thủ thường được biết đến với vẻ ngoài nhếch nhác. Họ làm việc trên tàu ngày này qua tháng nọ với thức ăn nghèo nàn và lượng nước ngọt tắm rửa hạn chế trong điều kiện mất vệ sinh. Đã có một sự mê tín giải thích cho mái tóc và móng tay dài của thủy thủ: họ đang cố tránh cơn thịnh nộ của thần biển Neptune.

Thủy thủ cho rằng thần biển sẽ xem việc cắt tóc và móng tay của họ như một lễ vật cho đối thủ là Nữ hoàng Địa ngục Proserpine - vợ của Hades.

Xỏ khuyên tai

piratesearrings

Đối với các thủy thủ lẫn cướp biển, khuyên tai không chỉ là phụ kiện thời trang. Món đồ trang sức này mang lại niềm tin rằng những ai xỏ tai sẽ không bị chết đuối.

Đáng buồn thay, các thủy thủ xỏ tai đôi khi cũng không chịu nổi độ sâu - nhưng nếu họ mang theo chiếc khuyên tai bằng vàng hoặc bạc, chiếc khuyên đó có thể sẽ được đổi thành tiền để trang trải chi phí tang lễ.

Ở mức độ thực tế hơn, các thủy thủ sẽ dán những quả bóng sáp vào đầu khuyên tai. Họ dùng nó để cắm vào tai bảo vệ thính giác mỗi khi có tiếng bắn đại bác.

Đồng xu may mắn

ships

Việc nâng cao cột buồm cũng mang theo một sự mê tín có từ hàng ngàn năm trước. Khi cột buồm của một con tàu được nâng lên, tiền xu hoặc bùa may mắn sẽ được đặt dưới nó. Việc này có thể đã bắt nguồn từ thời đại La Mã. Nếu con tàu chìm, những đồng xu có thể được sử dụng để trả cho Charon, người lái đò của Hades đưa linh hồn của các thủy thủ băng qua sông Styx xuống địa ngục.

Sự mê tín này vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Ví dụ như trong đợt trùng tu vào năm 2011, tàu USS Teddy Roosevelt được hàn vào cột buồm một tấm bảng và một chiếc hộp niêm phong chứa các món đồ may mắn.

Jonah

jonah

Cái tên "Jonah" dùng để gọi bất cứ ai bị đổ lỗi cho vận xấu trên tàu. Tên này cũng có thể được dùng cho chính chiếc tàu nếu các thủy thủ gặp khó khăn khi đi biển.

Truyền thống này dựa trên câu chuyện trong Kinh thánh về nhà tiên tri Jonah, người bị các thủy thủ ném xuống biển vì dám khiêu khích Chúa gửi đến một cơn bão. Jonah bị một con cá voi nuốt chửng nhưng cuối cùng cũng được cứu.

Cá heo

pelorus jack

Cá heo từ lâu đã được cho là sinh vật may mắn của các thủy thủ. Những câu chuyện và truyện ngụ ngôn từ khắp nơi trên thế giới thường kể về việc những người đàn ông bị lạc trên biển đã được giải cứu bởi loài động vật có vú siêu thông minh này. Thủy thủ tin rằng cá heo cũng biết báo những dấu hiệu tốt, và rằng giết một con cá heo sẽ mang lại bất hạnh.

Pelorus Jack, một chú cá heo được bắt gặp lần đầu tiên vào năm 1888, luôn hướng dẫn các con tàu đi qua vùng biển nguy hiểm của P Bachelorus Sound ở New Zealand. Nó trở nên nổi tiếng đến nỗi đại văn hào Mark Twain đã đến thăm Pelorus Jack trong những chuyến du lịch vòng quanh thế giới của mình.

Tiên cá

nang tien ca

Các thủy thủ ban đầu không tin rằng tiên cá là có thật trong những ngày đầu đi biển, nhưng sau một thời gian họ cho rằng tiên cá mang lại cả điều tốt và không tốt.

Tiên cá có thể lấy cảm hứng từ nữ thần sinh sản Atargatis của người Syria cổ đại hơn 4.000 năm trước. Sinh vật này đi vào trí tưởng tượng của phương Tây với thần thoại La Mã. Họ đã vẽ tiên cá giống như nhân ngư: những nhân vật đáng gờm sẽ dụ dỗ các thủy thủ đâm tàu vào đá và chết đuối. Cũng có những câu chuyện về những nhân ngư thần trèo lên tàu và đánh chìm họ.

Các bản đồ hàng hải ban đầu thường mô tả những khu vực từng bị chìm tàu với hình minh họa của tiên cá để cảnh báo thủy thủ tránh xa nơi đó. Những nhà thám hiểm trong Thời đại Khai phá, bao gồm Christopher Columbus và John Smith, đã báo cáo về việc nhìn thấy tiên cá trong chuyến du hành của họ, mặc dù loài họ thật sự nhìn thấy có thể là lợn biển hoặc bò biển.

Lễ Vượt qua Xích đạo

line crossing ceremony

Việc một thủy thủ lần đầu tiên băng qua đường xích đạo thường được vinh danh bằng một nghi lễ đã có từ hàng trăm năm trước. Khi vượt qua kinh độ 0 độ, anh ta được gọi là "Pollywog" (nòng nọc), nhưng một khi băng qua được đường xích đạo, anh ta sẽ là một "Shellback" (mang ý nghĩa là một thủy thủ dày dặn kinh nghiêm).

Lễ Vượt qua Xích đạo bao gồm các sĩ quan cao cấp hóa trang thành thần biển Neptune và có các buổi trình diễn để thủy thủ đoàn giải trí. Lễ kỷ niệm thời hiện đại còn tạo cho thủy thủ đoàn mới cơ hội để gắn kết với các cựu thủy thủ của con tàu.

Mèo

meo di bien

Từ thời cổ đại, mèo đã được đưa lên tàu. Chúng rất hữu ích với các thủy thủ đoàn vì biết giết chuột và các loài gây hại khác, cứu thức ăn lưu trữ và giúp ngăn ngừa lây lan bệnh tật. Mèo cũng mang đến sự thoải mái và đồng hành cùng các thủy thủ trong những chuyến đi xa nhà.

Loài mèo thậm chí đã được lưu danh trong lịch sử hải quân hiện đại. Ví dụ, chú mèo Blackie đã ở trên tàu HMS Prince của xứ Wales vào năm 1941 khi con tàu đưa thủ tướng Anh Winston Churchill tới Newfoundland để gặp gỡ tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt. Con mèo thậm chí còn sống sót sau vụ chìm tàu, nhưng đã bị mất tích ở Singapore sau khi được giải cứu.

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.