• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

'Bão thây ma' xuất hiện trong năm 2020 khiến giới khoa học ngỡ ngàng

Thế Giới

Năm 2020 là năm của những thảm họa, đại dịch, cháy rừng, lũ lụt xảy ra với cường độ nghiêm trọng hơn trước đây, thậm chí năm nay có quá nhiều cơn bão đến mức không đủ tên để đặt cho chúng. Thế nhưng, giới khoa học gia vừa chứng kiến một hiện tượng hiếm liên tục tái diễn trong năm 2020 - "bão zombie".

Đây là một khái niệm mới, "bão zombie" hay "bão thây ma" ám chỉ những cơn bão đã suy yếu, tưởng chừng như tan biến bỗng dưng "sống lại" mạnh mẽ hơn trước và tiếp tục tàn phá cứ như là những xác sống trong phim ảnh. Trên trang Twitter chính thức, Đài khí tượng thủy văn quốc gia Hoa Kỳ viết:

Năm 2020 chúng ta có bão nhiệt đới thây ma. Chào mừng trở về với vùng đất của sự sống, bão nhiệt đới Paulette.

Đầu tháng này, bão nhiệt đới Paulette hình thành ở Đại Tây Dương và đổ bộ vào Bermuda, được phân loại là bão cấp 1 theo thang đo Hoa Kỳ (tốc độ gió từ 119-153 km/h). Sau đó, nó mạnh lên khi gặp đất liền thành bão cấp 2 (tốc độ gió đến 177 km/h) trước khi suy yếu và "chết" trong vòng 5 ngày.

Tuy nhiên, mới đây, những gì còn sót lại của Paulette lập tức tái sinh và lấy lại sức mạnh để trở thành bão nhiệt đới một lần nữa ở khoảng cách 300 dặm (480 km) tính từ quần đảo Azores. Mặc dù hiện tượng này đã được ghi nhận trước đó trong lịch sử khí tượng, nhưng nó được cho là hiếm khi xảy ra và chỉ mới chính thức được đặt tên vào năm 2020.

Các nhà khoa học không đặt ra khái niệm bão thây ma cho vui, bởi họ dư đoán "chúng sẽ xảy ra thường xuyên hơn" - theo như ông Donald Wuebbles, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign cho biết. Tương tự như các thảm họa thiên nhiên khác đang gia tăng trong những năm gần đây, chẳng hạn như cháy rừng đại dịch, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu nhanh chóng là nguyên nhân khiến các cơn bão nguy hiểm hơn.

Bão nhiệt đới Paulette mạnh lên vào ngày 23 tháng 9 sau khi nó "trở về từ cõi chết".

Giáo sư Wuebbles chia sẻ với báo Live Science rằng bão thây ma có liên quan đến "mức độ nóng lên đến cực độ của Vịnh Mexico, đặc biệt là ở một số khu vực đại dương ngoài khơi Carribean". Vịnh Mexico - nơi có nhiều cơn bão mạnh lên trước khi đổ bộ vào Hoa Kỳ là một vùng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu vì nước ở vịnh rất nông và do đó dễ dàng bị "hâm nóng" rồi bốc hơi.

Những cơn bão cần nước ấm và không khí ẩm để hình thành, chúng sẽ phát triển nếu có nguồn cung cấp năng lượng liên tục, đồng thời suy yếu đi khi di chuyển trên vùng nước mát hơn hoặc trên đất liền. Đó là lý do vì sao nước ở Vịnh Mexico ấm lên đã giúp cho bão Paulette tái sinh.

Với một Trái Đất đang ngày càng nóng vì hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu, các cơn bão sẽ chỉ thêm dữ dội hơn. Kể từ bây giờ, nhân loại sẽ vất vả hơn khi phải đối mặt với mùa bão hàng năm.

Đọc thêm: Thế giới có thể hứng chịu thảm họa kép do mưa bão kết hợp với đại dịch

Theo: LIVESCIENE
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.