• Về đầu trang
Ngọc Vân
Ngọc Vân

9 cách hữu ích để cha mẹ giúp hội anh chị em trong nhà ngừng chiến

Cuộc sống

Trong một gia đình, việc anh chị em có mâu thuẫn với nhau là điều hết sức bình thường, nhưng việc giải quyết mâu thuẫn đó vào thời điểm thích hợp cũng hết sức quan trọng. Có nhiều giải pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để dạy con cái tự giải quyết mâu thuẫn của mình và “xúc tiến” tình thân.

10 tip dưới đây sẽ giúp cha mẹ bớt “đau đầu” vì những trận “chiến” sôi nổi giữa các con của mình. Hãy giúp các con chấm dứt mọi bất đồng, bắt đầu từ bây giờ.

1. Lấy ví dụ về một nhân vật hoạt hình

1

Một số nhân vật trong phim hoạt hình hay trong sách yêu thích của con sẽ cực kì hữu ích vào lúc “hội” anh chị em xảy ra tranh chấp. Nếu các con gái của bạn lao vào đánh nhau, hãy nhắc nhở chúng về cách Lọ Lem tha thứ cho các cô em gái của mình ở cuối câu chuyện, hoặc về việc Harry Potter cuối cùng đã làm hòa với anh họ Dudley.

Điều này giúp con bạn học được cách giải quyết xung đột, học cách tha thứ, và quan trọng nhất là hiểu được tầm quan trọng và giá trị của gia đình.

2. Đặt ra “cái giá” của việc xung đột

2

Hãy đặt ra nội quy cho những đứa trẻ nhà bạn. Ví dụ nếu các con đánh nhau, bạn hãy phạt chúng một số tiền nhỏ và bỏ vào trong một chiếc hộp. Nếu những đứa trẻ của bạn chưa được phép sử dụng tiền, bạn hãy “đổ” đầy một lọ các mảnh giấy mà trong đó, mỗi mảnh giấy là một công việc nhà.

Khi bé xảy ra tranh chấp, chúng sẽ phải học cách “trả giá” cho sai lầm của mình. Điều này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ giúp bé ngừng thói quen “gây chiến” và tạo ra xung đột.

3. Cho trẻ viết lại cảm xúc sau khi đánh nhau

3

Sau khi con đánh nhau, bạn hãy bảo chúng ngồi xuống và viết ra cảm xúc của mình. Điều này cho phép trẻ em được nói lên suy nghĩ của mình và không cảm thấy bị bức bối. Khi đã viết ra cảm xúc của mình, điều này thậm chí còn giúp chúng nhận ra rằng mình đang “chiến đấu” vì một điều quá nhỏ bé và chẳng đáng gây chiến đến như vậy.

Nếu những đứa trẻ không thích viết lách, điều này càng tốt, bởi nó sẽ khiến việc đánh nhau trở nên ít hấp dẫn hơn trong mắt chúng.

4. “Huấn luyện” con cái tự giải quyết mâu thuẫn của mình

4

Nếu những đứa trẻ cãi nhau và bạn đứng ra bênh vực một người hoặc chỉ ra lỗi sai của một người, điều đó làm cho người kia cảm thấy như bạn đang bênh vực và không công bằng. Thậm chí bạn không những không giải quyết được mà còn làm cho căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.

Thay vào đó, bạn hãy huấn luyện con tự giải quyết vấn đề hoặc ít nhất là bày tỏ nhu cầu của chúng với nhau.

5. Kéo những đứa trẻ vào cùng một mối bận tâm mới

5

Nếu con bạn đang đánh nhau, hãy cho chúng tập trung tới điều khác và cùng làm gì đó với nhau, ví dụ như giải một câu đố chẳng hạn. Khi các con đã giải được nó, bạn hãy tiếp tục cho họ một câu đố khó hơn.

Điều này dạy những đứa trẻ phải giúp đỡ lẫn nhau và dựa vào nhau để có được sự hỗ trợ.

6. Cho các con biết nhà không phải nơi để đánh nhau

6

Mỗi không gian và địa điểm đều có “nội quy” riêng. Vì vậy bạn hãy cho con biết rằng bên trong ngôi nhà không phải là nơi để đánh nhau hay la hét. Nhà là nơi cho bé được xả hơi và thư giãn.

Điều này giúp những đứa trẻ luôn ý thức được việc bản thân cần làm và không nên làm, dần dần chúng sẽ bỏ dần thói quen chiến đấu của mình.

7. Lên kế hoạch thư giãn cùng nhau

7

Việc liên kết và kết nối là rất quan trọng để khiến con cái của bạn hòa hợp với nhau, giúp chúng trưởng thành và biết cách hỗ trợ lẫn nhau.

Điều này cực kì dễ thực hiện chứ không hề công phu như bạn tưởng. Bạn chỉ cần đưa các con đi cắm trại vào một ngày cuối tuần hoặc đi đến sở thú cùng nhau, nó sẽ giúp tăng tình cảm giứa cha mẹ với con cái, và giữa chính các anh em trong gia đình.

8. Khen ngợi những đứa trẻ đúng lúc

8

Đừng chỉ lên án khi con bạn làm những điều xấu, hãy biết khen thưởng đúng lúc khi bạn thấy bọn trẻ hòa hợp và yêu thương nhau. Điều này khiến những đứa trẻ nhận rằng chỉ cần hòa hợp, chúng sẽ được khen ngợi.

9. Cho trẻ tự đánh giá về vấn đề của mình

9

Bạn hãy thử thực hiện giải pháp Goldilocks: Hỏi những đứa trẻ em vấn đề khiến chúng “đánh nhau” là nhỏ, trung bình hay lớn. Khi các con suy nghĩ lại về vấn đề này, chúng sẽ nhận ra rằng bản thân chỉ đang tạo ra một “ngọn núi” từ một “nốt ruồi”. Và sau chuyện này, những đứa trẻ sẽ học được cách sắp xếp mọi thứ và suy nghĩ thông suốt cho một vấn đề.

15131845 54921210 78660302c23c879d3a8340f47b2e54ed0b97f9ac 1568724788 2100 1 1568724788 728 32e9147584 1569310644

Việc anh chị em “chiến đấu” trong gia đình là một điều hết sức bình thường. Nó cũng mang cả ý nghĩa tích cực thay vì chỉ tiêu cực. Marian Edelman Borden, tác giả của cuốn The Baffled Parent’s Guide to Sibling Rivalry (Chỉ dẫn những “bối rối” của phụ huynh về sự “cạnh tranh” giữa anh chị em ruột) cho rằng một chút chiến đấu là hành động lành mạnh và giúp phát triển trẻ em về lâu dài, vì nó dạy chúng cách thỏa hiệp và hợp tác với nhau khi xảy ra xung đột.

Điều quan trọng là sau mỗi cuộc chiến, trẻ em học được cách giải quyết vấn đề của chính mình bằng lời nói thay vì “hành động”. Dần dần, trẻ sẽ biết cách thể hiện bản thân và ý kiến ​​của mình, cuối cùng chúng sẽ biết bản thân may mắn như thế nào khi có anh chị em.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.