• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Bài test Nhà - Cây - Người: Khi những hình vẽ đơn giản cũng có thể nói lên tính cách con người

Cuộc sống

Trong tâm lý học, bài kiểm tra Nhà – Cây – Người là một trong những bài kiểm tra căn bản nhất giúp nói lên được tính cách, điểm mạnh, điểm yếu hoặc và những khiếm khuyết về mặt tâm lý của một cá nhân.

Đây là bài kiểm tra thường được các nhà tâm lý học thực hiện trên trẻ em nhằm tìm kiếm những điều bất thường về mặt tâm lý, giúp chẩn đoán và phòng ngừa các rối loạn về tâm thần trong tương lai.

Để thực hiện bài kiểm tra tâm lý này, trước tiên cần phải chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A4, một cây bút và bút màu (để phân tích những biểu tượng về màu sắc).

Sau đó, đối tượng nghiên cứu sẽ được yêu cầu vẽ những hình ảnh (Nhà – Cây – Người) lên trang giấy.

Lưu ý, trong thời gian thực hiện bài trắc nghiệm, không được thực hiện những hành vi gây căng thẳng cho đối tượng vẽ tranh như: thúc giục, nhìn chằm chằm, chê bai hay tỏ vẻ tức giận hoặc cười cợt.

Tiếp theo, cần phải quan sát và theo dõi thái độ của các đối tượng khi vẽ tranh. Đây là một dạng thu thập thông tin bổ sung cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ mang tính chủ quan vì vậy cần phải tuân theo những tiêu chí nhất định như:

  • Tốc độ vẽ: giúp thể hiện những đặc điểm nhân cách hướng ngoại (vẽ nhanh) hoặc hướng ngoại (vẽ chậm) hay chủ động (thích nghi) và thụ động (cần hướng dẫn).
  • Trình tự vẽ: nói lên mối quan hệ và mức độ quan tâm đến khía cạnh nào đó. Ví dụ, vẽ người thiếu bộ phận hay đảo lộn thứ tự cơ thể chứng tỏ có sự lạm dụng hay xảy ra vấn đề có liên quan đến phần bị khuyết.
  • Mức độ sẵn sàng và độ tâm trung cho thấy sự thích nghi và mức độ phân tâm của chủ thể.
  • Sự tẩy xóa chứng tỏ chủ thể đang có những vấn đề vướng mắc về mặt tâm lý. Ví dụ như việc tẩy xóa căn nhà có thể liên quan đến sự lạm dụng và đổ vỡ.
  • Biểu hiện cảm xúc: giúp nói lên trạng thái cảm xúc chủ yếu của chủ thể.

Cuối cùng, những ghi chú trên tranh do đối tượng thực hiện trắc nghiệm để lại (nếu có) cũng là một điểm cần phải chú ý, nhất là những yếu tố mang tính tiêu cực hay thù hằn.

Sau khi hoàn thành việc vẽ tranh, người thực hiện trắc nghiệm sẽ được giao cho những câu hỏi nhằm làm rõ thêm tâm tư mà họ muốn “phóng chiếu” vào trong bức vẽ của mình.

Trong lúc tham vấn, những thông tin thu được chính là công cụ gián tiếp giúp đối tượng chia sẻ nhiều hơn thế giới nội tâm của mình. Thông thường, bộ câu hỏi sẽ có cấu trúc như sau:

  • Cảm xúc về bức vẽ
  • Miêu tả về hình vẽ người. Có những điểm gì tương đồng với người làm trắc nghiệm hay không?
  • Cái cây trong bức tranh là loài cây gì? Đang ở trong tình trạng gì? Tươi tốt hay héo tàn?
  • Căn nhà có người hay đồ vật gì đặc biệt hay không? Miêu tả sơ lược về căn nhà.

Bên cạnh đó, cũng có thể kết hợp các bài trắc nghiệm khác nhau để tăng cường thêm thông tin cho bài trắc nghiệm.

Ví dụ, sự phát triển trí tuệ sẽ có liên quan đến chủ đề về người gia đình (bảng trắc nghiệm vẽ hình người). Hệ thống này bao gồm 52 chi tiết tương ứng với 52 điểm để đánh giá sự phát triển trí năng của đối tượng nghiên cứu.

Hoặc cũng có thể sử dụng thang đo vẽ hình người của Dillard và Landsman với 10 điểm: Mắt (2 điểm), mũi (2 điểm), miệng (3 điểm), cánh tay (2 điểm), bàn tay (2 điểm), bàn chân (2 điểm), cẳng chân (1 điểm), thân mình (4 điểm), cổ (2 điểm) và tóc (1 điểm).

Các tiêu chí trên càng thiếu (hay điểm số trung bình của thang đo càng cao) thì chứng tỏ mức độ thông minh (IQ) của đối tượng nghiên cứu càng hạn chế.

Và cuối cùng chính là bước quan trọng nhất: phân tích tranh.

Khi ấy, các nhà tâm lý học sẽ lưu ý tới những khía cạnh nội dung và hình thức hiển thị trên bức vẽ. Các chỉ dẫn cụ thể bao gồm:

  • Nội dung hiển thị trên bức tranh: chủ đề bức tranh, kích thước hình vẽ và mối quan hệ giữa các yếu tố, sự vật, đặc điểm của từng yếu tố.
  • Nhân vật - con người: thứ tự - hình dáng hình vẽ cơ thể, khả năng biểu đạt bản thân trên hình vẽ.
  • Hình thức hiển thị trên bức tranh: nét vẽ, lực ấn, màu sắc và vị trí không gian của hình trên tờ giấy.

Sau đó bức tranh sẽ được phân tích và diễn giải theo các khía cạnh chi tiết hơn nhằm đưa ra những kết luận về tính cách hoặc chẩn đoán các khiếm khuyết về tâm thần của người làm trắc nghiệm.

Các chi tiết trong bức tranh vẽ được quy định như sau:

Con người

Chi tiết các bộ phận cơ thể

Nếu như đối tượng nghiên cứu có vẽ thêm hình ảnh gia đình (hoặc một nhóm người), cần phải xem xét thêm các đặc điểm sau:

Căn nhà

Cây

Bên cạnh đó, hình ảnh rễ cây có sự liên quan đến các đặc điểm nhân cách bệnh hoặc khiếm khuyết tâm lý như: sai lạc tình dục, ám ảnh sợ hãi, trầm cảm, hoang tưởng tự hại, tâm căn ám ảnh, tâm thần phân liệt và động kinh.

Nét vẽ, lực ấn

Màu sắc chủ đạo

Cuối cùng, bài trắc nghiệm tổng giác Nhà - Cây - Người hiện vẫn đang là một trong những phương pháp chẩn đoán cơ bản được các nhà tâm lý học trên thế giới sử dụng.

Dù vậy, bài trắc nghiệm này vẫn cần được theo dõi và phân tích bởi các chuyên gia tâm lý học chuyên nghiệp. Dù chỉ là một bức vẽ, vậy nhưng việc phân tích và diễn giải vẫn cần phải có sự theo dõi chặt chẽ và sát sao từ góc nhìn chuyên gia.

Theo: Tâm Lý Học Thường Thức
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.