• Về đầu trang
Blue FH
Blue FH

Những lý do khiến bạn thở phào nhẹ nhõm vì may mắn không sinh ra ở thời Trung cổ

Cuộc sống

1. Phụ nữ không được chọn người để kết hôn1

Hôn nhân thời Trung cổ rất khác so với chúng ta ngày nay: phụ nữ không có quyền lựa chọn người để cưới và họ thậm chí không biết mặt người sẽ trở thành chồng mình. Nói một cách đơn giản, tình yêu và sự lãng mạn là những thứ không bao giờ có trong từ điển hôn nhân thời kỳ này.

2. Cách tính thời gian khác biệt với thời hiện đại

time

Đầu thời kỳ Trung cổ, người Châu Âu tính giờ giấc bằng cách chia ngày thành 7 giờ với độ dài thời gian như nhau. Mùa hè được tính dài hơn mùa đông, ví dụ một giờ mùa đông là 60 phút thì giờ đó sẽ “nhảy lên” thành 150 phút trong mùa hè.

3. Hệ thống tù ngục đúng chuẩn man rợ

Các tù nhân ngày nay sẽ cảm thấy vô cùng may mắn vì không phải sống trong vòng lao lý dưới thời đại Trung cổ - thời kì lao tù không hề văn minh mà như địa ngục. Những địa lao đầu tiên phải kể đến được xây dựng dưới các tòa lâu đài hoặc tháp lâu đài như Tháp Luân Đôn.

penitentiary system

Hằng ngày, tù nhân không được ăn, uống, không được tham gia các hoạt động xã hội và thậm chí họ cũng không được hưởng chút ánh sáng mặt trời nào. Người ta ngăn chặn những người phạm tội trốn thoát bằng cách xiềng xích hộ trong nhà giam, bởi vậy rất nhiều người chết vì đói ăn và bệnh tật.

4. Đường phố không có vỉa hè

no pavements

Hầu hết các thành phố lớn (đặc biệt phải kể đến Luân Đôn) đều không có vỉa hè, người dân chỉ có lựa chọn duy nhất là đi bộ trên bãi đất trống. Thế những, đây cũng không hẳn là những bãi đất trống sạch sẽ như nhiều người tưởng tượng vì mặt đường thường phủ đầu phân, ruột động vật và thức ăn thối rữa.

5. Mọi người chỉ có tên mà… không có họ

no last name

Thời Trung cổ, mọi người thường chỉ có “độc” cái tên mà không kèm theo họ hay tên đệm. Ví dụ, để phân biệt những người cùng tên William, người ta sẽ nói kèm thêm tên thành phố nơi họ sống hoặc điều gì đó đặc biệt gắn liền với họ như William của thành phố Nottingham hoặc William đồ tể.

6. Người bị bệnh tâm lý sẽ bị coi như “cặn bã” của xã hội

tam than

Đánh đập là hình phạt đối với người mắc bệnh tâm thần vì những hành vi quấy rối mà họ gây ra, và đây được coi là phương pháp để trị cho các bệnh nhân này khỏi bệnh tật. Trong khi đó, những đối tượng bị xem là nguy hiểm sẽ bị đuổi ra khỏi thị trấn, tống vào tù hoặc xử tử vì người Trung cổ tin những chỉ có quỷ ám mới gây ra căn bệnh này.

7. Đàn ông mặc corset và nhiều món đồ của phụ nữ

man in tights

Nếu bạn là người “dị ứng” với các chàng trai hiện đại theo kiểu không nam tính và mạnh mẽ thì chắc chắn, bạn sẽ khó lòng mà mê được phong cách đàn ông thời kỳ Trung cổ. Vào đầu những năm 1400, tất cả các chàng trai trẻ sành điệu giới quý tộc đều mặc quần bó và corset (áo nịt ngực của phụ nữ) để nỗ lực có được vòng eo “con kiến”.

8. Con người không tắm và rửa tay

dirty people

Các tín đồ Cơ Đốc bị cấm tắm khỏa thân và Giáo hội từng tuyên bố việc vệ sinh và tắm nơi công cộng sẽ dẫn đến hành vi vô đạo đức, quan hệ tình dục bừa bãi và các loại bệnh tật. Những luật bất thành văn này trong niềm tin tôn giáo đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân, từ đó, mọi người dần dần tránh mọi cách tự làm sạch thân thể.

9. Một kỉ nguyên siêu bẩn

dirty era

Ước tính, cả người và động vật ở London thời trung cổ đã sản xuất năm mươi tấn phân mỗi ngày. Vì vậy, vào thế kỷ XIV, địa danh Shertern Lane ở phía đông London là một nơi kinh tởm, khủng khiếp đến nỗi nó đã được gọi chính thức với cái tên là Lane Shiteburn.

10. Ăn bánh mì có thể gây ảo giác hoặc dẫn đến chết người

bread

Bánh mì là món ăn chính trong bữa ăn thời kỳ này. Tuy nhiên, làm bánh mì trong mùa hè thực sự là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn đối với dân làng vì ngũ cốc thì hết mà vụ mùa mới vẫn chưa thể thu hoạch. Do đó, họ buộc phải làm bánh mì từ lúa mạch đen cũ bị nhiễm một loại nấm có tên là ergot, chúng có khá nhiều có tác dụng tương tự như LSD (loại ma túy khiến con người chìm trong ảo giác).

11. Máu động vật vương vãi khắp nơi

blood

Theo sử sách ghi lại, vấn đề này đã vượt quá tầm kiểm soát ở Anh trong những năm 1360. Về sau, Vua Edward III cấm giết mổ động vật trong Thành phố Luân Đôn vì mùi hôi thối từ máu và nội tạng của chúng. Ngoài ra, thịt động vật thối rữa cũng thường xuyên bị đổ ra dòng sông Thames.

12. Hành vi ứng xử của con người không thể thảm hại hơn

bad manners

Đại đa số dân chúng và thậm chí cả giới hoàng gia và một vài thành phần giới quý tộc đều không hề biết cư xử đúng mực. Họ thường xuyên nói những lời tục tĩu, xúc phạm. Họ coi lòng tốt là điều xấu xa và con người thời kỳ này còn có những thói quen tệ hại trên bàn ăn như ợ to khi đang ăn hay ném xương, rác thải bừa bãi trên mặt sàn.

Theo: List25
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.