• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Tâm sự cựu kiểm duyệt viên Facebook: 'Tôi đã thấy những điều ghê tởm nhất của loài người'

Cuộc sống

Chris Gray, một cựu điều hành viên Facebook (còn gọi là người kiểm duyệt nội dung) viết cho tờ Guardian:

Giết người, tra tấn, lạm dụng trẻ em...hàng ngày tôi phải thấy những điều khiến tôi giật mình thức dậy giữa đêm. Nhưng Mark Zuckerberg bảo rằng chúng tôi đã phản ứng "hơi quá".

Chris Gray chỉ là một trong hàng chục ngàn người kiểm duyệt nội dung của Facebook trên toàn thế giới, họ đang làm việc để giữ cho news feed của bạn sạch sẽ, đồng nghĩa với việc họ phải thấy những thứ dơ bẩn và đáng tởm nhất của thế giới này thay cho bạn.

Mỗi người kiểm duyệt nội dung của Facebook đều là một nhà phân tích tuyệt vời, nhiệm vụ của họ là xác định, duyệt hoặc gắn cờ những nội dung mà bạn post lên, phân loại xem chúng có chứa thông điệp thù địch, thông tin sai, ngây thơ, châm biếm, hoặc chỉ đơn giản là ngu ngốc.

Một người kiểm duyệt nội dung Facebook. Ảnh: Washington Post.

Trong hầu hết trường hợp, các điều hành viên luôn kịp thời chặn đứng những nội dung vi phạm, tuy nhiên không có gì hoàn hảo, đôi khi các nội dung ghê tởm vẫn lọt qua bộ lọc của Facebook và được chia sẻ lại hàng nghìn lần trước khi bị đội ngũ điều hành gỡ bỏ.

Những điều hành viên Facebook luôn trong trạng thái căng thẳng, họ đứng giữa ranh giới sáng và tối của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Như những lực lượng "đặc nhiệm online", người kiểm duyệt phải luôn sẵn sàng phản ứng để chặn đứng sự lan truyền của 1 vụ xả súng, hoặc nhanh chóng báo cảnh sát hoặc hỗ trợ khi phát hiện 1 cô bé chia sẻ ý định tự sát với bạn bè.

Image result for chris gray facebook"
Chris Gray, cựu kiểm duyệt nội dung Facebook.

Mỗi ngày, hàng trăm quyết định thận trọng được đưa ra bởi những người kiểm duyệt của Facebook và nó giúp bạn có những trải nghiệm tốt hơn trên mạng xã hội này, duy trì thói quen sử dụng của bạn và phục vụ cho mục đích cuối cùng là để người dùng có tâm trạng tốt nhất khi xem quảng cáo, từ đó mang về lợi nhuận cho Facebook.

Tuy nhiên, mặt trái là Facebook đang tạo ra một thực tại méo mó, thế giới mà người dùng thấy qua lăng kính Facebook tạo ra cho họ không phản ánh tất cả, và một nửa sự thực không phải là sự thực. Trong khi đó, những người kiểm duyệt nội dung của Facebook phải chịu đựng những gì kinh tởm nhất và thậm chí không được hé môi nửa lời về nó.

Facebook. File photograph: Loic Venance/AFP/Getty

Chris Ray viết về những gì mà anh và đồng nghiệp phải đối mặt:

Chúng tôi được trả lương thấp và chịu áp lực liên tục. Tôi không thể thôi nghĩ về về đứa bé đã chết mà tôi thấy, rồi sau đó lo lắng về việc liệu tôi có đưa ra quyết định đúng đắn và có thể giữ cho ban quản lý chất lượng hài lòng hay không.

Tôi không ngủ đủ, trở nên dễ cáu kỉnh, không thể tập trung, gặp vấn đề trong hôn nhân vì có khó khăn mà không thể giải bày. Bởi vì tôi đã ký một thỏa thuận bí mật, luật im lặng của nhân viên Facebook. Ngay cả người thân nhất của tôi cũng không được biết là tối nay tôi phải xem cảnh giết người, 4 lần liên tiếp.

Chúng tôi phải xem những cảnh đó, xem đi xem lại dưới sự theo dõi của bộ phận quản lý chất lượng, vì nhiệm vụ của họ là kiểm soát chúng tôi. Chúng tôi cứ thức dậy vào nửa đêm, lo lắng vì những sai sót mà mình đã phạm phải.

Có thể một ngày nào đó trí thông minh nhân tạo có thể nhận định được sắc thái và bối cảnh đủ để phân biệt giữa châm biếm và thù ghét, hoặc đưa ra phán quyết phù hợp khi có một người chết, nhưng chắc chắn điều này sẽ không sớm trở thành sự thực.

Cho đến lúc đó, bạn vẫn phải dựa vào một đội quân bí mật, hoạt động trong bóng tối để bảo vệ con bạn khỏi những kẻ biến thái và nội dung cực đoan. Họ không được phép nói về khó khăn của họ hoặc thậm chí tiết lộ danh tính của bản thân. Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg thường đưa ra các phát ngôn tự hào về việc có bao nhiêu người điều hành đang kiểm duyệt nội dung để bảo vệ mọi người, nhưng sau đó bác bỏ các đơn khiếu nại và cho rằng chúng tôi đã "phản ứng hơi quá".

...Phải luôn có ai đó làm việc để bảo vệ những đứa trẻ vô tội, đó là công việc của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã kiệt sức rồi. Chúng tôi đang ở đây, điền vào đơn kiện tới toàn án tối cao Ireland không chỉ để đòi hỏi sự bồi thường mà còn muốn tìm thấy sự tôn trọng đối với bản thân. Chúng tôi cũng cần nơi trú chân giữa một mạng internet lành mạnh, cần được công nhận và lấy lại giá trị của mình.

Không ai muốn trở thành kẻ vô danh, không ai muốn bị vắt chanh bỏ vỏ. Tôi đã làm công việc này để tạo ra sự khác biệt nhưng bây giờ tôi hiểu rằng phải chiến đấu với Facebook cũng như cách mà chúng tôi chiến đấu với nội dung cực đoan.

Hiện tại, Chris Ray đã từ bỏ công việc ở Facebook, anh không còn bị ràng buộc bởi luật im lặng của Mark Zuckerberg. Anh đang đâm đơn kiện Facebook vì công việc kiểm duyệt nội dung khiến anh và đồng nghiệp mắc phải chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Theo: Chris Gray - Cựu điều hành viên Facebook đăng trên Guardian.
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.