• Về đầu trang
Blue FH
Blue FH

Những chuyện ‘bình thường như cân đường hộp sữa’ ở các quốc gia này lại khiến ta ngạc nhiên

Độc lạ

1. Phụ nữ Ấn Độ được phép “cưới cây”

Lý giải cho truyền thống này: Theo chiêm tinh học Ấn Độ, những người thuộc mệnh hỏa trong 12 cung hoàng đạo thường đem đến bất hạnh cho cuộc hôn nhân của mình và gây ảnh hưởng đến nửa kia về cả vấn đề sức khỏe lẫn công danh, sự nghiệp.

tree

Họ còn được gọi là “manglik”. Những người “manglik” cưới nhau có thể làm giảm lửa và giảm bớt tác hại của cung này gây ra. Người dân Ấn Độ tin rằng nếu người vợ mệnh hỏa kết hôn với 1 người không phải là “manglik” thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Đây là lý do những người phụ nữ này phải kết hôn với 1 cái cây trước để làm giảm lửa trong bản mệnh rồi mới gả cho người khác. Sau lễ kết hôn, “chồng cây” sẽ bị chặt và đốt bỏ, từ đó người phụ nữ mệnh hỏa mới được cưới chồng như bình thường.

2. Người Xu- đăng ở Indonesia dùng lá chuối thay cho bát đĩa

Truyền thống này rất phổ biến ở các nước nhiệt đới. Người ta gọi bữa tiệc này là “Botram”, tất cả thức ăn đều được đặt trên tàu lá chuối lớn.

leaf

Người ngồi ăn cùng nhau có thể là tài xế taxi, thống đốc, người thất nghiệp, giáo viên, thị trưởng thành phố… họ không cần phải tuân theo những nghi thức phức tạp, chỉ cần lấy tay bốc thức ăn. Người Xu- đăng tin rằng, cách ăn uống như vậy sẽ giúp gắn kết và hợp nhất tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

3. Nữ thần sự sống ở Nepal “Kumari” là một cô bé

Người Nepal tin rằng nữ Thần Hindu Taleju có nhiều hóa thân trên thế giới, một trong số đó là sự xuất hiện trong hình dáng của một cô bé. Quá trình tuyển chọn Kumari (nữ thần sống) rất phức tạp và nghiêm ngặt giống như việc tìm kiếm hóa thân mới của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Các nhà chiêm tinh và tu sĩ chịu trách nhiệm tìm kiếm Kumari trong lâu đài Shakya ở cộng đồng Newari.

nepal

Bé gái được chọn phải rời khỏi gia đình, sống trong đền thờ và chấp nhận sự thờ phượng của mọi người. Họ hy vọng nữ thần sống sẽ đem lại cho người dân phước lành, sức khỏe và cách để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

4. Người Israel dựng lều tạm để kỉ niệm ngày lễ Sukkot (Lễ Lều tạm)

Sukkot là một trong 3 lễ hội lớn tại Israel để tưởng nhớ việc con cái Israel đã phải mất 40 năm đi qua sa mạc để trở về miền Đất Hứa .

4736410 18552760 05 0 1535112017 1535112031 1500 1 1535112031 728 49524401f7 1535616800

Vào dịp này, người dân sẽ dựng tạm một nơi trú ngụ (hay còn gọi là sukkah) ở ngoài ban công hoặc trên sân thượng, họ ăn uống, tổ chức tiệc và ngủ tại sukkah trong 7 ngày 7 đêm.

5. Hàn Quốc: em bé vừa lọt lòng đã được tính… một tuổi

Ngày mới chào đời, em bé đã được tính là 1 tuổi, có lẽ vì người ta cộng luôn cả thời gian 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ.

Còn về việc năm mới là bước sang tuổi mới, có lẽ do ảnh hưởng của hệ thống Can Chi 60 năm mà nhiều nước châu Á sử dụng. Với cách tính theo âm lịch như thế này, người ta chỉ quan tâm nhất về năm và xem nhẹ về ngày, tháng.

korean

Nếu đứa trẻ sinh ra vào ngày 29 tháng 12 (theo lịch âm), thì ngay đến ngày mùng 1 tết, em bé đã được coi như tròn 2 tuổi dù mới lọt lòng được vài ngày.

Khi được người nước ngoài hỏi tuổi, nhiều người cho biết cả "tuổi Hàn Quốc" và "tuổi quốc tế", đồng thời đưa ra những lời giải thích khiến người hỏi bối rối. Tuổi quốc tế được sử dụng tại tòa án, bệnh viện và các cơ quan, trong khi tuổi Hàn Quốc được dùng trong đời sống. Cách tính khác nhau gây ra sự bất tiện và nhầm lẫn.

6. Tàu điện ngầm “luồn” qua tòa nhà chung cư ở Trung Quốc

Thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) xây dựng một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo với tuyến xe lửa ga Lý Bá Tử nằm ngay bên trong tòa nhà chung cư. Từ tầng 6 đến tầng 8 là khu vực trung chuyển đường sắt, các tầng còn lại là nhà hàng và khu dân ở.

train

Công trình này thu hút được rất nhiều phản ứng khác nhau của công chúng: từ ngưỡng mộ đến phẫn nộ. Nhật Bản cũng xây dựng một hệ thống tương tự nhưng tòa nhà được chọn là tòa văn phòng thương mại và họ sử dụng tàu cao tốc để chạy “xuyên qua” chứ không phải tàu điệm ngầm như ở Trung Quốc.

7. Pakistan: cả gia đình có thể ngồi vừa trên một chiếc xe máy

Điều này không hề an toàn nhưng lại là chuyện hết sức bình thường ở đất nước Pakistan. Cư dân mạng cũng chụp và chia sẻ những bức ảnh đại gia đình đèo nhau trên chiếc xe máy tồi tàn rồi đưa lên mạng xã hội để chế giễu, mỉa mai, nhưng thực sự điều này thật đáng để chúng ta suy ngẫm.

drive

Đôi khi chỉ vì nghèo đói, nhiều người không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm những điều dị thường và nguy hiểm.

8. Ai Cập có cách hiểu về luật giao thông hoàn toàn khác với các nước trên thế giới

Ở Ai Cập, bạn có thể lái xe “thoải mái theo ý thích” mà không cần lo bị tịch thu bằng lái. Chính kiểu đi đứng như vậy khiến giao thông quốc gia này luôn rơi vào tình trạng ùn tắc, nguy hiểm và gây ra nhiều khó khăn cho mọi người xung quanh.

traffic

Thực chất, các quy tắc giao thông tại Ai Cập cũng giống với các nơi khác trên thế giới, nhưng cảnh sát ở đây thường “mặc kệ” các lỗi vi phạm ấy.

9. “Cuộc chiến cam” ở Italy

Hàng năm vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 những con đường ở Ivrea (Italy) đều phủ sắc cam khi hàng nghìn người dân lao ra đường để tham dự "Trận chiến cam", lễ hội thường niên của thành phố này.

orange

Hàng nghìn người tham dự sẽ ngang nhiên ném cam vào mặt nhau vì lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ một cuộc nổi dậy của người dân vào thế kỷ 12. Truyền thuyết kể rằng lãnh chúa đã bắt giữ và định cưỡng hiếp Violetta ngay trong đêm đám cưới của cô. Hành động của lãnh chúa đã làm dân làng tức giận, họ đã cố gắng cứu cô gái bằng cách ném đá vào lính canh. Ngày nay, cam được coi là “vũ khí” tượng trưng cho những viên đá đó.

10. Người Anh phải mua giấy phép sử dụng cho TV trong nhà

Ở Anh, sau khi trả tiền mua TV, người dân phải trả thêm một khoản phí hàng năm để mua giấy phép sử dụng TV. Khoản phí 145,5 bảng Anh sẽ được sử dụng để hỗ trợ truyền hình công cộng.

tv

Nếu có TV trong nhà và không muốn mua giấy phép, bạn phải điền vào văn bản nêu rõ lý do tại sao không xem TV. Nếu không nộp đơn và không mua giấy phép, bạn sẽ phải đối mặt với mức phạt rất cao.

11. Thuế nhà thờ ở Đức

Kirchensteuer là loại thuế ở Đức được áp dụng cho giáo dân của một số cộng đồng tôn như Công giáo La Mã, nhà thờ Tin Lành và các cộng đồng Do Thái.

tax 1

Các thành viên phải đóng thuế nhà thờ với mức 8 – 9% thuế thu nhập. Nhiều người đã rút khỏi nhà thờ vì họ từ chối nộp thuế. Ngoài ra, những người này có thể bị liệt vào danh sách đen khi làm việc trong một số tổ chức nhà thờ, trường học hoặc bệnh viện.

12. Mexico và Tây Ban Nha: dạy con bằng... dép

La Chancla là những chiếc dép hoặc sandal mà các bà, các mẹ người Mỹ Latinh và Tây Ban Nha sử dụng để kỷ luật đám đứa trẻ nghịch ngợm. Ngày nay, loại hình giáo dục này không được khuyến khích, nhưng nó vẫn được coi là công cụ giáo dục hiệu quả ở một số vùng tại Mexico.

chancla nem dep

Ví dụ, nếu người bà phát hiện cháu gái mình có bạn trai thì việc bà cần làm “liền – ngay – lập tức” là “rút dép” ra chuẩn bị xử lý. Những người được nuôi dạy thành công bằng phương pháp này chia sẻ đây là một phần ký ức tuổi thơ của mình và họ không hề cảm thấy bị tổn thương.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.