• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Núi Phú Sĩ biến thành 'núi rác', Nhật Bản buộc phải thu phí du khách leo núi

Du lịch
Núi Phú Sĩ là một biểu tượng và niềm tự hào của người Nhật.

Chinh phục núi Phú Sĩ là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà thám hiểm chuyên nghiệp lẫn người leo núi nghiệp dư, hàng năm có khoảng 300.000 người đến leo nui Phú Sĩ, bao gồm cả du khách nước ngoài lẫn người bản địa. Điều này giúp quảng bá hình ảnh của nước Nhật ra thế giới, tuy nhiên cũng kéo theo nhiều vấn đề nan giải.

Biển chỉ dẫn đường lên đỉnh núi Phú Sĩ.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi lửa đang hoạt động, lần cuối nó phun trào là vào năm 1707 - 1708. Đỉnh núi cao 3.776 mét, cao nhất Nhật Bản và có nhiều cảnh đẹp tráng lệ, được UNESCO công nhận là Kỳ quan của thế giới. Tuy nhiên, trong vòng vài năm gần đây, lượng khách tăng cao đã mang đến những hệ lụy.

Bên sườn núi Phú Sĩ, hàng loạt lều trại được dựng nên để làm nơi nghỉ chân cho người leo núi, hàng đống rác thải không được xử lý vương vãi dọc theo sườn và chân núi, những nhà vệ sinh lưu động được xây dựng tạm bợ, xả chất thải ô uế ra môi trường. Chính phủ Nhật Bản không thể hoàn toàn ngăn chặn hoặc kiểm soát du khách, họ quyết định thu phí leo núi.

Image result for mount fuji trash
Dịch vụ an toàn vệ sinh môi trường ở Nhật phải làm việc cật lực nhưng không thu gom hết rác thải của du khách.

Hội đồng di sản văn hóa thế giới Núi Phú Sĩ - cơ quan quản lý và chăm sóc cảnh quan ngọn núi vốn đã đề xuất ra mức phí 1000 Yên (khoảng hơn 200.000 VNĐ) không bắt buộc từ năm 2014 để chi trả cho công tác vệ sinh cảnh quan, tuy nhiên chỉ có 50% số người leo núi tình nguyện đóng khoản phí này.

Image result for mount fuji trash
Vỏ lon đồ hộp bị vứt bên sườn núi trong thời gian dài.

Kể từ năm 2014, có nhiều trường hợp ghi nhận người leo núi phóng uế bừa bãi, thậm chí cho chất thải vào túi nhựa rồi vứt lung tung khiến chúng không thể phân hủy được. Bất kể người leo núi được nhắc nhở rằng "Chỉ chụp hình chứ không được lấy gì khác, chỉ được để lại dấu chân, không được để lại gì khác." tuy nhiên phần lớn du khách không bận tâm đến nỗi lo của người Nhật.

Một biển cảnh báo cấm xả rác với khung ảnh thu lại tầm nhìn về phía núi Phú Sĩ được làm từ rác bỏ lại của chính những người leo núi.

Tuy nhiên, năm ngoái 2019, số người leo núi tự nguyện trả tiền quyên góp đã tăng lên 67,2% ở phía tỉnh Yamanashi và 67,4% ở phía tỉnh Shizuoka, việc này cung cấp cho Hội đồng bằng chứng đầy hứa hẹn rằng ngày càng có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ chi phí cho việc bảo trì cơ sở vật chất và dọn dẹp rác thải ở núi Phú Sĩ.

Một ủy ban đặc biệt của Hội đồng chịu trách nhiệm giám sát chi phí leo núi được triệu tập tại Tokyo để thảo luận về vấn đề này, họ chính thức đồng ý xem xét đưa ra phí leo núi bắt buộc. Ủy ban này cũng cố vấn cho nhóm làm việc của Hội đồng Di sản Văn hóa Thế giới núi Phú Sĩ, bao gồm các chuyên gia về vấn đề leo núi và chuyên gia môi trường, cũng như đại diện của cả hai quận Yamanashi và Shizuoka.

Image result for mount fuji trash
Nhân viên vệ sinh trên núi Phú Sĩ gom rác thành từng túi lớn.

Nếu không có vấn đề gì phát sinh, số tiền phí leo núi sẽ chính thức được ấn định vào cuộc họp cuối cùng của Hội đồng vào tháng 3 năm nay.

Đọc thêm: Bí ẩn nghi lễ qua đêm với Nữ thần Mặt Trời lãng phí 580 tỷ đồng tiền thuế của Nhật

Theo: ROCKETNEWS24 JAPAN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.