• Về đầu trang
Chim Vịt
Chim Vịt

9 người phụ nữ quyền lực nhất của triều đại phong kiến Trung Quốc

Lịch sử

1. Từ Hi Thái hậu (1835 -1908)

1

Theo lịch sử ghi lại, Từ Hi Thái hậu đã nắm đại quyền triều đại nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ năm 1861 tới tận khi bà qua đời

Từ Hi Thái hậu được sinh ra trong một gia đình người Mãn danh giá và được đưa vào Tử Cấm Thành với tư cách là phi tần của hoàng đế Hàm Phong, bà cũng là mẹ đẻ của hoàng đế Đồng Trị.

Từ Hi là người đã nắm đại quyền nhà Thanh từ năm 1861 đến 1908. Vì để duy trì quyền lực của mình trong triều đình, bà đã bất chấp mọi thủ đoạn cũng như ký kết một loạt các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây, gây cản trở sự phát triển của Trung Quốc trong một thời gian dài.

2. Võ Tắc Thiên (625 - 705)

2

Bà nổi tiếng không chỉ vì địa vị của mình mà còn cực kì tàn nhẫn và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để có được quyền lực.

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến ​​Trung Quốc. Trước khi trở thành nữ hoàng đế của triều đại Võ Chu (690 - 705) thì bà từng là hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.

Trong suốt 15 năm cai trị đất nước, Võ Tắc Thiên đã mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn sang Trung Á, hoàn thành cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên. Mặc dù Võ Tắc Thiên đã thực hiện nhiều cải cách tàn nhẫn, độc ác để giành lấy và duy trì quyền lực của mình nhưng bà vẫn được xem là một người có công khi giúp cho Trung Quốc trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết.

3. Lã Hậu (241TCN - 180TCN)

3

Bà là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Hán, cũng là hoàng hậu chính thức đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Lã Hậu là vị Hoàng hậu duy nhất của vua Lưu Bang - Hoàng đế sáng lập nên triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lã Hậu là một người phụ nữ vô cùng thông minh và có đóng góp rất lớn trong việc giúp chồng mình thống nhất đất nước. Tuy nhiên bà cũng rất nổi tiếng về sự độc ác và ham muốn quyền lực của mình. Sau khi Lưu Bang băng hà, bà được phong là Hoàng thái hậu và can dự vào việc triều chính trong suốt 15 năm.

4. Giả Nam Phong Hoàng Hậu (257 – 300)

4

Giả Nam Phong Hoàng Hậu đã thao túng triều đình Tây Tấn, khởi đầu gây ra loạn bát vương kéo dài 16 năm khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng và đi đến diệt vong.

Giả Nam Phong là hoàng hậu dưới triều Tấn Huệ Đế trong lịch sử phong kiếnTrung Quốc. Bà là một người phụ nữ độc ác khi thường sử dụng "mưu sâu kế hiểm" để hại người. Không chỉ có thế Giả Nam Phong còn là người đã thao túng triều đình Tây Tấn, kích động cuộc chiến của tám vị hoàng đế khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng và đi đến diệt vong.

5. Trưởng Tôn hoàng hậu (601 - 636)

5

Trưởng Tôn hoàng hậu là Hoàng hậu duy nhất của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Suốt thời gian còn sống, bà nổi tiếng là tri kỷ của Đường Thái Tông, giúp đỡ ông đắc lực trong việc hậu cần, từ gia sự đến vận động hậu phương.

Ngoài ra, bà còn nổi tiếng về việc bảo vệ các đại thần khi họ phải chịu tội vì can gián Thái Tông. Trong lịch sử Trung Quốc hay nhiều sách cổ về sau, Trưởng Tôn hoàng hậu thường được nhìn nhận và tôn vinh như một chuẩn mực.

6. Vi hoàng hậu (?- 710)

6 1

Vi hoàng hậu là hoàng hậu thứ hai của Đường Trung Tông Lý Hiển, hoàng đế thứ 4 và thứ sáu của nhà Đường

Trong cuộc đời của mình, Vi thị đã hai lần nhận ngôi hoàng hậu và một lần bị phế truất cùng Trung Tông vào năm 684 bởi mẹ chồng là Võ Tắc Thiên. Sau khi Trung Tông phục vị (705), Vi thị trở lại làm Hoàng hậu, cùng chồng mình tham dự triều chính, thao túng triều cương.

Năm 710, Đường Trung Tông bị hạ độc và qua đời, Vi hoàng hậu lập Lý Trọng Mậu lên ngôi, trở thành Hoàng thái hậu và đứng ra nhiếp chính. Bà cùng với Võ Tắc Thiên và Thái Bình công chúa được xem là ba người phụ nữ trực tiếp chuyên chính của triều đại nhà Đường.

7. Tiêu hoàng hậu (566 - 648)

7

Bà là hoàng hậu của Tùy Dạng Đế Dương Quảng trong lịch sử Trung Quốc. Tiêu Hoàng hậu sinh ra đã mang trong mình số phận đặc biệt. Khi vừa chào đời, tướng mạo của nàng khiến thầy tướng số phải kinh ngạc. Sở hữu dung nhan hiếm có, lại thêm việc sinh vào ngày giờ đặc biệt, thầy tướng đã đoán trước vận mệnh của Tiêu thị bằng 8 chữ: "Mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa".

Trong lịch sử Trung Hoa, bà là người phụ nữ duy nhất vẫn có thể ở bên cạnh quân vương dù trải qua các triều đại khác nhau khi Tiêu hoàng hậu đã trải qua 6 đời chồng đều là hoàng đế.

8. Mã hoàng hậu (1333 - 1382)

8

Mã hoàng hậu là hoàng hậu Chu Nguyên Chương - Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Minh. Bà được coi là người góp công sức không nhỏ trong việc giúp Chu Nguyên Chương lập nên cơ nghiệp nhà Minh. Mã hoàng hậu tuy thân là chính cung, nhưng gương mẫu tiết kiệm, bà luôn đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho chồng trong việc triều chính.

9. Hiếu Trang Hoàng Thái hậu (1613 - 1688)

9

Bà là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, thân mẫu của hoàng đế Thuận Trị và là tổ mẫu của hoàng đế Khang Hi .

Với tài trí và khả năng chính trị của mình, bà được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và đóng góp to lớn trong việc ổn định triều đại nhà Thanh khi mới sáng lập. Sau khi Thuận Trị Đế qua đời, bà dẫn dắt cháu của mình là Khang Hi Hoàng đế, giúp Khang Hi ổn định ngôi vị và mở ra một triều đại thịnh vượng.

Trong lịch sử giai đoạn nhà Thanh, bà thường được tôn trọng và đánh giá rất tích cực, nhiều nhận định cho rằng triều đại nhà Thanh có thể tồn tại và tạo nên một thời kì thịnh vượng như vậy là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của Hiếu Trang Hoàng thái hậu.

Theo: medium
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.