• Về đầu trang
Chim Vịt
Chim Vịt

Nữ nhà văn nổi tiếng Trung Quốc nhưng lại bất hạnh từ khi chào đời tới lúc nhắm mắt xuôi tay

Lịch sử

Tiêu Hồng là bút hiệu của một nữ văn sĩ Trung Hoa và Hồng Kông. Ngoài ra, bà còn có những bút hiệu khác như là Thiểu Ngâm, Điền Đễ hay Linh Linh. Tiêu Hồng là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, tản văn và thơ, dù là một nhân vật nổi tiếng trong giới thơ văn Trung Quốc nhưng cuộc đời của bà lại trải qua muôn vàn bất hạnh từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.

tieu hong

Tiêu Hồng là một trong những nữ nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 ở Trung Quốc, nổi tiếng với những bài báo viết về chủ nghĩa đế quốc Nhật ở Trung Quốc.

Tiêu Hồng sinh năm 1911 trong một gia đình địa chủ nhỏ ở Hắc Long Giang. Ngay từ khi còn nhỏ, quan niệm truyền thống của gia đình bà vô cùng nghiêm khắc, cha Tiêu Hồng là một người đàn ông gia trưởng, độc đoán và hết sức cay nghiệt nên bà thường xuyên phải chịu những trận đòn roi vô cớ.

Mẹ của Tiêu Hồng cũng chẳng yêu thương gì bà, nữ văn sĩ kể rằng bà rất sợ mẹ, bà thường bị mẹ đánh chửi mỗi ngày. Năm bà lên 9 mẹ qua đời, kể từ đây cha lại càng thêm quá đáng, chửi mắng đánh đập bà tàn nhẫn hơn. Sau đó, ông lấy vợ khác và người mẹ kế này cũng hành hạ, hạch sách Tiêu Hồng đủ điều.

tieu hong 3

Tuổi thơ Tiêu Hồng phải trải qua biết bao nhiêu bất hạnh

Năm 14 tuổi, Tiêu Hồng bị cha đem đi hứa hôn cho một kẻ suốt ngày chỉ biết ăn chơi trác táng là Uông Ân Giáp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp trung học bà quyết định bỏ trốn tới Bắc Kinh để thoát khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt kia. Tuy nhiên một năm sau đó Uông Ân Giáp lại đến Bắc Kinh tìm bà, Tiêu Hồng đành phải chấp nhận quay trở lại quê nhà cùng vị hôn phu của mình.

Sau khi trở về nhà, Tiêu Hồng bị cha của mình giam cầm, không còn sự lựa chọn nào khác bà đành phải đến ở cùng với Uông Ân Giáp. Hai người thuê một căn phòng ở Cáp Nhĩ Tân sống qua ngày. Sau hơn nửa năm chung sống với nhau, Tiêu Hồng mang thai nhưng rồi một ngày nọ Uông Ân Giáp đã bỏ rơi hai mẹ con bà, khi hắn ta ra ngoài và mãi mãi không quay lại căn phòng đó nữa.

Tiêu Hồng một thân một mình không một xu dính túi lại còn đang mang thai đứa con của Uông Ân Giáp. Bà đi tìm họ hàng để xin giúp đỡ nhưng một ai chịu chìa tay giúp đỡ bà. Sau đó, được sự giúp đỡ của một số người bạn nên ban ngày bà có thể ngủ tại nhà các bạn học trong lúc họ đi học và ăn bất cứ thứ gì xin được, còn đêm đến thì ngủ ở bất cứ nơi nào có thể trú được trong cái lạnh thấu xương.

fd2e988fac6c45d1911ca77e38aa66b0

Bức ảnh chụp Tiêu Hồng và Tiêu Quân

Trong lúc tuyệt vọng nữ văn sĩ đành viết một bức thư cầu cứu gửi cho Bùi Hinh Viên - phó biên tập tờ Quốc Tế Hiệp Báo. Ở nhà Bùi Hinh Viên, Tiêu Hồng đã gặp một nhà báo trẻ tuổi đang làm việc cho tờ Quốc tế Hiệp Báo là Tiêu Quân, hai người dần nảy sinh tình cảm với nhau. Trong thời gian này bà cũng dần bắt đầu với sự nghiệp sáng tác văn học của mình.

Tháng 7-1932, Tiêu Hồng sinh được một bé gái kháu khỉnh nhưng sau đó bà đã quyết định đem đứa bé cho người khác nhận nuôi. Năm 1934, Tiêu Hồng cùng Tiêu Quân đi đến Thượng Hải, tại đây bà đã gửi những tác phẩm do mình sáng tác tới cho Lỗ Tấn. Thật may mắn, Lỗ Tấn đã nhận ra được tiềm năng cũng như những tố chất thơ văn trong bà, ông đã chỉ dạy và giúp đỡ cho nữ văn sĩ rất nhiều trong quá trình bà ở Thượng Hải.

e9b281e8bf85lx

Lỗ Tấn đã giúp đỡ Tiêu Hồng rất nhiều trong sự nghiệp sáng tác văn thơ của bà

Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của Lỗ Tấn mà sự nghiệp của Tiêu Hồng cũng ngày một đi lên như "diều gặp gió", tuy nhiên chuyện tình cảm của bà với Tiêu Quân lại ngày một đi xuống và có dấu hiệu rạn nứt. Sau hơn một năm chiến tranh lạnh, cuối cùng cả hai đi tới quyết định chia tay.

1925c87c5c2d461eaf42c09143ec02a9

Nửa năm sau, bà cùng Đoan Mộc Hống Lương nên duyên vợ chồng, trong đám cưới của mình Tiêu Hồng nói rằng: "Tôi muốn được sống một cuộc sống như những cặp vợ chồng bình thường." Cứ ngỡ như đây là một nguyện vọng quá đỗi đơn giản nhưng nó lại trở nên khó để thực hiện đối với cuộc đời của nữ nhà văn.

40805adf866a44869d231fe9abd795de

Tiêu Hồng nên duyên vợ chồng với Đoan Mộc Hống Lương

Tháng 1 - 1940 Tiêu Hồng cùng Đoan Mộc Hống Lương chuyển đến sống tại Hương Cảng. Năm 1941, khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, vì chỉ còn lại một tấm vé duy nhất chạy nạn nên Tiêu Hồng đã đưa nó cho chồng. Do đó, Đoan Mộc Hống Lương đã đi lánh nạn một thời gian dài, khi trở về cũng là lúc Tiêu Hồng bị bệnh nặng.

d8ea7d171d99466fb92ae50461e50dc0

Chân dung của Đoan Mộc Hống Lương

Hơn thế nữa, do bị một người bác sĩ mới vào nghề chẩn đoán nhầm bệnh, gã bác sĩ tưởng Tiêu Hồng có bướu ở cuống họng nên đã cắt đứt hầu quản của bà. Sau ca phẫu thuật, nữ nhà văn hoàn toàn không thể ăn hay uống và bà cũng không thể nói chuyên được nữa. Thấy vậy người chồng bội bạc cũng quyết định bỏ rơi bà.

Trước khi mất bà đã dùng chút sức lực ít ỏi cuối cùng để viết nên dòng chữ: "Tôi sẽ vĩnh biệt trời xanh nước biếc, để lại nửa bộ Hồng Lâu đã viết xong cho đời. Nửa đời đã gặp bao gian khổ...thân chết trước, không cam, không cam". Ngày 22-1-1942 Tiêu Hồng qua đời, hưởng dương 31 tuổi.

tiecc82u hocc82ng

Ai có thể ngờ được rằng cuộc đời của nữ nhà văn có sức có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 ở Trung Quốc lại bi thương, cùng quẫn đến vậy. Tuổi thơ đã chịu nhiều bất hạnh, khổ cực, thiếu thốn tình thương gia đình, khi lớn lên cũng lại chịu cảnh long đong lận đận, bị bỏ rơi hết lần này đến lần khác. Phải chăng cũng nhờ những bi kịch đó mới giúp Tiêu Hồng viết nên được những dòng văn, dòng thơ hay, thấm đẫm đến vậy.

15169327267567

Thang Duy vào vai Tiêu Hồng trong phim Thời Đại Hoàng Kim (2014)

Theo: sohu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.