• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Các nhà khoa học đã 'tái sinh' giun cổ 40.000 năm tuổi bị đóng băng ở Bắc Cực

Thiên nhiên

Những con giun dài này được tìm thấy dưới vùng băng vĩnh cửu Siberia và chúng là những sinh vật phức tạp nhất từng được hồi sinh thành công sau khi bị đóng băng rất nhiều năm.

lost bird hoi sinh giun tron 40000 nam tuoi 1

Loài giun này thuộc ngành giun tròn, dài nửa milimet, với đầu, não và hệ thần kinh hoàn chỉnh. Nó được hồi sinh bởi nhà vi trùng học Tatiana Vishnivetskaya tại Đại học Tennessee, Hoa Kỳ.

Cô ấy chia sẻ:

Chúng tôi rất ngạc nhiên và phấn khích. Tôi ước tính con giun có thể đã khoảng 41.000 tuổi và nó sẽ là sinh vật sống lâu đời nhất trong lịch sử.

Giun tròn được biết đến là loài có thể chịu được môi trường khắc nghiệt. Chúng sẽ tự phát triển một lớp phủ bảo vệ để chống lại mọi nhiệt độ.

lost bird hoi sinh giun tron 40000 nam tuoi 2

Chuyên gia về giun tròn Gaetan Borgonie đến từ Extreme Life Isyensya ở Gentbrugge, Bỉ, cho biết giun tròn có thể tự trang bị rất tốt để sống sót qua hàng thiên niên kỷ dù bị nhốt trong môi trường lạnh lẽo ở khu vực băng vĩnh cửu.

Trước đây cũng từng có một trường hợp rêu 150 tuổi hồi sinh sau khi các nhà khoa học tìm thấy thực vật này dưới dòng sông băng. Nhà sinh vật học Catherine La Farge cho biết nó đã bị phai màu và biến dạng khi cô tìm thấy nó nhưng cơ bản nó vẫn giữ được màu xanh lá nguyên thuỷ.

Bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng có thể hồi sinh thực vật hay động vật nào đó bị chôn vùi dưới băng hàng trăm năm. Những sinh vật này đều được đánh giá là đã chết. Nhưng khi nhìn thấy mô màu xanh lá, tôi đã nghĩ rằng điều đó thật bất thường.

lost bird hoi sinh giun tron 40000 nam tuoi 3

Trường hợp của rêu 150 tuổi hay loài giun tròn cổ đại chính là tín hiệu tốt cho thấy khoa học sẽ còn phát triển để tìm kiếm và hồi sinh nhiều sinh vật đã chết hoặc thậm chí là tuyệt chủng khác. Những phát hiện bổ ích này chắc chắn đóng góp một phần rất lớn trong nỗ lực hồi sinh các giống loài tự nhiên.

Theo: The Sun
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.