• Về đầu trang
Roger
Roger

Ngôn ngữ của chim cánh cụt thực chất rất 'giống' với con người - phát hiện gây shock từ các nhà khoa học

Thiên nhiên

Bạn nghĩ "ngôn ngữ" của cánh cụt thì như thế nào? Chỉ là những tiếng "noot noots" hay quack quack vô nghĩa như các sinh vật cùng họ? Thực tế, một nhóm các nhà khoa học tại đại học của Pháp là Đại học Lyon/Saint-Etienne và đại học Torino ở Ý đã chứng mình một điều hoàn toàn trái ngược: Khi giao tiếp với nhau, chim cánh cụt cũng sử dụng các "từ ngữ", thực chất là sự thay đổi trong quãng kêu của mình. Đây cũng là loài động vật duy nhất có thể làm được điều này mà không phải là linh trưởng hay con người.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và nghiên cứu 590 "bài hát" từ 28 con chim cánh cụt châu Phi thuộc ba đàn khác nhau tại các vườn thú ở Ý trong khoảng thời gian từ 2016-2017. Họ phát hiện ra rằng, các chú chim này có thể tạo ra ba loại âm thanh khác nhau: tiếng kêu "quawk quawk" khi chim thở ra, kéo dài 0.18 giây, tiếng kêu dài 1.14 giây, phát ra khi chim làm động tác thở và loại cuối cùng chỉ có thể nghe thấy khi chim hít vào, kéo dài 0.38 giây.

Ba âm thanh phổ biến nhất trong các bài hát gọi tình của chim cánh cụt

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, loại âm thanh thứ ba là hiếm gặp nhất, so với hai loại đầu. Nhiều nhà khoa học tin rằng, chim cánh cụt chủ yếu dùng hai loại đầu nhiều hơn trong các bài hát gọi bạn tình của chúng, nhằm thu hút đối phương bởi khi dùng tiếng kêu dài hơn, nó chứng tỏ, các con đực có phổi lớn và khỏe hơn, tương đương với sức khỏe sinh sản tốt hơn.

Tiếng kêu của chim cánh cụt châu Phi

Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của con người, các nhà ngôn ngữ học phát hiện và tổng kết hai định luật đặc trưng có tên Định luật Menzerath-Altmann, trong đó các từ dài thường được cấu tạo bởi nhiều nguyên âm ngắn, tạo nên các cụm phức tạp và Định luật Zipf, được phát biểu "Các định nghĩa dài được gọi lại bằng một cụm từ mới, cấu thành từ nhiều từ khác nhau" (Ví dụ, dùng từ Brexit thay cho Nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu).

Thú vị ở chỗ, các bài hát gọi bạn tình của loài chim cánh cụt châu Phi cũng thể hiện việc áp dụng định luật đặc biệt này. Như vậy, ngôn ngữ của chim cánh cụt thực tế rất gần với ngôn ngữ của con người.

"Đây là một bằng chứng rất thuyết phục cho việc những loài động vật nằm ngoài nhóm động vật có vú cũng biết tuân thủ quy tắc ngôn ngữ học khi giao tiếp. Quan trọng nhất, kết quả nghiên cứu đã lần đầu chỉ ra rằng, một loài sinh vật họ chim như chim cánh cụt, với hệ thống tạo âm rất hạn chế cũng có thể phát đi thông điệp với nội dung cô đọng, giống con người trong quần thể để giao tiếp với nhau".

Theo: Daily Mail
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.