• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Tsai Chin 'người con gái Thượng Hải': 20 tuổi nổi tiếng khắp Luân Đôn, 40 tuổi phá sản, 80 tuổi còn biểu diễn với Châu Kiệt Luân

Beauty

Mỹ nhân Trung Quốc đầu tiên tham gia loạt phim James Bond 007: gợi cảm, xinh đẹp, lạnh lùng, quý phái... Trong bom tấn này, cô kiêu hãnh sánh vai cùng các nam tài tử nổi tiếng lúc bấy giờ.

1

Đồng thời cô cũng là người từng đóng vai Giả mẫu trong Tân Hồng Lâu Mộng, một quý phu nhân quyền cao chức trọng, uy nghi lẫm liệt.

3

Giữa hai nhân vật hoàn toàn khác biệt này, là khoảng cách gần nửa thế hệ.

Vô số “lần đầu tiên” là minh chứng cho quá khứ huy hoàng của cô. Nhưng những lý lịch có thể kiêu ngạo ấy vẫn không cách nào có thể khái quát đủ cuộc đời của cô – Chu Thải Cần hay còn được biết đến với cái tên Tsai Chin.

4

Nữ diễn viên từng có không ít "lần đầu tiên"

Chu Thải Cần sinh ngày 30 tháng 11 năm 1936. Tên của cô được lấy theo câu thơ Tư nhạc phán thuỷ, bạc thải kỳ cần. Cha cô lấy tên con gái mình theo Kinh Thi mong con được tao nhã tài cao hơn người.

Cha cô Chu Tín Phương là một đại sư kinh kịch; vào thời điểm đó danh tiếng của ông có thể sánh ngang với Mai Lan Phương - tượng đài kinh kịch của Trung Quốc. Ông tự sáng tạo ra trường phải kinh kịch cứng cáp nhưng không thiếu phần mềm mại, hùng hồn nhưng không thiếu vẻ hào phóng, từ đó tạo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của giới kinh kịch sau này.

5

Chu Tín Phương - cha của Chu Thải Cần

Mẹ Chu Thải Cần – bà Cừu Lệ Lâm là đệ nhất danh viện thời Dân Quốc ở Thượng Hải, cha Cừu Lệ Lâm là Cừu Ngưỡng Sơn sở hữu trà trang Khiêm Hoà và ngân hàng tư nhân Trí Hoà.

6

Mẹ Chu Thải Cần – bà Cừu Lệ Lâm

Chính vì gia thế hiển hách này nên khi yêu Chu Tín Phương, Cừu Lệ Lâm đã bị gia đình phản đối kịch liệt, cuối cùng cô gái trẻ quyết định bỏ trốn cùng với người yêu. Từ ngày lấy Chu Tín Phương, Cừu Lệ Lâm bắt đầu học cách làm quen với cuộc sống bình thường cũng không kém phần nguy hiểm, bà kể có một thời gian bà luôn mang theo súng bên người cùng chồng mình chạy chợ kiếm sống suốt ba năm ở các tỉnh phương bắc.

7

Cô con gái ra đời trong những ngày cha mẹ lưu lạc tứ phương

Cô con gái thứ ba Chu Thải Cần của họ cũng ra đời trong lúc hai vợ chồng đang trên đường lưu diễn. Có lẽ vì thế mà lưu lạc gần như trở thành mệnh của Chu Thải Cần, bởi vì bắt đầu từ năm 17 tuổi, cô đã lưu lạc bên ngoài.

Năm 1953, Chu Thải Cần được cha mẹ đưa tới học viện hí kịch Hoàng Gia Anh ở Luân Đôn, cô là học sinh Hoa Kiều đầu tiên của trường, và nhiều năm về sau cô cũng trở thành viện sĩ Hoa Kiều đầu tiên của nó.

10

Dựa vào thiên phú và khả năng biểu diễn của mình, cô nhanh chóng phát triển và trở thành diễn viên Trung Quốc đầu tiên đảm nhiệm vai chính trên sân khấu West End.

Mái tóc đen dài như thác, đôi mắt sáng lung linh như sao, bộ xường xám xẻ tà tôn lên vòng eo thướt tha... Những năm 60 của thế kỷ trước, cô chính là búp bê Trung Quốc kiêu sa lộng lẫy của sân khấu West End và Broadway.

Nhưng thứ giúp danh tiếng của cô lan rộng khắp nơi lại là một bộ kịch sân khấu được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh - The World of Suzie Wong. Từ đây danh tiếng của cô lan rộng khắp toàn bộ nước Anh.

9

Bộ kịch này được diễn đi diễn lại suốt 3 năm, mỗi một lần chiếu rạp đều đông nghẹt khán giả, cái tên Chu Thải Cần cứ thế loé sáng trước các rạp sân khấu ở Luân Đôn suốt chừng ấy năm.

“Chỉ mong Suzie Wong mà bạn biết có thể giống Suzie Wong mà Chu Thải Cần diễn.” Những lời đánh giá có cánh này giúp Chu Thải Cẩn trở thành hình tượng người phụ nữ phương Đông điển hình trong mắt người dân nước Anh.

Cũng chịu sự ảnh hưởng từ vở kịch này, năm ấy trào lưu mặc xường xám lan rộng khắp Luân Đôn. Các mỹ nữ Tây phương đổ xô đi duỗi thẳng mái tóc vàng bồng bềnh xoăn tít rồi nhuộm đen nó, dùng bút vẽ mi vẽ mắt mình thành kiểu mắt hạnh điển hình của phụ nữ phương Đông.

8

Chu Thải Cần từng là hình mẫu đại diện cho người con gái phương Đông ở Luân Đôn

Không một ai đoán được, vở kịch lại nảy sinh hiệu ứng đáng kinh ngạc thế này. Thậm chí không ít bạn học cùng lớp với Chu Thải Cần đều từng đùa rằng lấy diện mạo của cô thì có lẽ sau khi tốt nghiệp cô khó mà tìm được việc làm – trên sân khấu Luân Đôn không cần một gương mặt Đông phương.

Thế nhưng quy tắc trước nay là để phá vỡ, chứ không phải để tuân theo. Khi bạn chịu thua trước một thành kiến thì có nghĩa là bạn đã trở thành đồng minh của nó. Cô tự viết thư tiến cử mình, giành được vai diễn giúp mình đổi đời. Khi sân khấu Luân Đôn lấp lánh hình quảng cáo của một gương mặt Đông phương, thì cô gái trẻ Chu Thải Cần đã dùng sức hút của mình để chinh phục hết thảy những kẻ hoài nghi và khinh thường.

11

Sau khi thành danh, cô được Michelangelo Antonioni chú ý tới và tham gia diễn xuất trong bộ phim Enlarge của ông, chỉ một thoáng qua trên màn ảnh rộng cô đã cướp lấy ánh nhìn của khán giả.

Một nhân vật khác của cô cũng được rất nhiều khán giả biết đến và bàn tán say sưa là Bond girl trong bộ phim You Only Live Twice. Đó là vai diễn một cô búp bê Trung Quốc, xinh đẹp gợi cảm nhưng không kém phần độc ác, trong bộ phim này cô sánh vai với tài tử Sean Connery. Nhờ bộ phim này cô trở thành diễn viên người Trung Quốc đầu tiên đóng vai Bond girl, sớm hơn tận 30 năm so với Dương Tử Quỳnh trong phim Tomorrow Never Dies năm 1997.

1

Hình ảnh Bond Girl từng đi vào lòng khán giả của Chu Thải Cần

Ngoài ra cô cũng tham gia một số bộ phim truyền hình để lại tiếng vang không nhỏ như The Inn of the Sixth Happines.

Chu Thải Cần còn là ca sĩ Trung Quốc đầu tiên phát hành đĩa nhạc ở Anh, trong số các bài hát cô từng phát hành bài hát Ding Dong Song của cô từng liên tục đứng đầu bảng xếp hạng yêu thích ở khu vực châu Á.

Ngay lúc ấy ở Anh người ta đùa rằng Nam có Lý Tiểu Long, nữ có Chu Thải Cần. Trong mắt không ít người phương Tây, Chu Thải Cần đại diện cho hình mẫu công chúa Trung Quốc và cũng là biểu tượng của vẻ đẹp bách biến đầy tự tin.

Tuy nhiên, khi danh tiếng của cô ở Anh đang ở đỉnh cao thì cô lại thất bại trong việc đầu tư bất động sản, nên toàn bộ gia tài của cô đều mất sạch.

13

Từ đỉnh cao ngã xuống đáy vực, sự nghiệp của cô cũng gần như bị đóng băng. Đại tiểu thư quen sống trong nhung lụa đột nhiên trở thành kẻ tay trắng không xu dính túi, năm ấy Chu Thải Cần 40 tuổi.

Cô từng uống thuốc ngủ trong nhà trọ ở Luân Đôn để tìm đến cái chết, mong nó có thể giải thoát cho đời mình, nhưng rồi cô được người ta cứu. Trong 17 ngày dài mê man nằm ở bệnh viện, Chu Thải Cần dần lấy lại được dũng cảm để tiếp tục sống.

Điều khó khăn hơn cái chết là tiếp tục sống, vì nuôi bản thân mình, Chu Thải Cần đi tới Los Angeles, cô chạy vạy khắp nơi để làm việc: từ làm quản lý cho nhà hàng của em trai, tới làm thủ thư ở đại học Harvard, chỉnh lý hồ sơ khoa nghệ thuật, rồi vào công ty bảo hiểm làm người đánh máy.

12

Khi ấy cô mặc đồ mua lại trong những tiệm bán đồ cũ, mang đôi giày nhựa, lẻ loi đi trên những con đường rực rỡ ánh sáng. Không ai biết, cô gái Trung Quốc trong đôi mắt vẫn giữa nguyên vẻ quật cường này từng có quá khứ huy hoàng thế nào: Muhammad Ali từng là khách dưới sân khấu của cô, lãnh đạo Công Đảng nước Anh từng lấy việc quen cô làm vinh dự, ngay cả nữ hoàng Elizabeth cũng từng là bạn thân nhất của cô.

Quá khứ huy hoàng chung quy vẫn là quá khứ, nhưng danh viện thật sự, vừa có sự phấn chấn của một thuở vàng son, cũng có cái ngông nghênh khi chìm trong đáy vực.

Từ chối sự giúp đỡ của em trai ruột, có một thời gian cô trầm cảm tới mức vào vào bệnh viện tâm thần điều trị, tuy nhiên những điều này vẫn không cách nào xóa nhoà tình yêu sân khấu của cô. Sau này cô thi vào trường Tuffs ra sức học tập kịch nói, rồi trở về Luân Đôn tham gia vào đoàn kịch Cambridge.

14

Nhưng các thành viên trong đoàn kịch Cambridge thu nhập rất thấp, chỉ hơn 90 ERU 1 tuần, Chu Thải Cần sống 3 năm cực khổ ở đoàn kịch này, cô từng tham gia biểu diễn vở kịch Oresteia và The Scarlet Letter.

Trong vở kịch The Scarlet Letter cô diễn vai nữ chính Hester Prynne, lần đầu tiên khi xuất hiện, cô đã bị các khán giả cười nhạo, vì trong tiểu thuyết nữ chính là một cô gái Scotland, mà cô thì là một cô gái phương Đông.

20

Nhưng chỉ sau vài phút trên sân khấu, tất cả khán giả bắt đầu lặng người ngắm nhìn cô gái phương Đông này, vì chưa từng có một diễn viên nào có thể biểu diễn một Hester Prynne với nội tâm phức tạp tới thế: nửa đầu thì khiêm tốn nhã nhặn, nửa sau thì kiêu căng yếu đuối.

Lại một lần nữa cô toả sáng dưới ánh đèn sân khấu.

Năm 1993, Chu Thải Cần 57 tuổi, vươn tay mở cánh cửa đến với Hollywood – cô và Du Hồng Nhận, Ô Quân Mai cùng nhau diễn trong bộ phim The Joy Luck Club làm oanh động toàn bộ nước Mỹ.

Bộ phim The Joy Luck Club đã góp phần không nhỏ để nền điện ảnh hàng đầu thế giới phải nhìn thẳng vào vị thế và hình tượng chân thật nhất của Hoa Kiều ở Mỹ. Bởi vì hầu hết các diễn viên Hoa Kiều đến Mỹ lúc này đều chỉ có thể đảm nhận các vai bình hoa làm đẹp bối cảnh.

15

“Tôi đại diện cho hình tượng người phụ nữ phương Đông chân thật nhất, điều này không phải là nói quá. Trước đây, nữ diễn viên người Hoa khi đóng phim Hollywood chỉ có thể đóng hai dạng nhân vật, không phải người hầu thì cũng là người phụ nữ tam tòng tứ đức. Còn nam diễn viên thì không phải lưu manh cũng là người bị hại. Diễn viên tới từ phương Đông luôn bị nền điện ảnh đứng trên đỉnh cao của thế giới này áp bức. Vậy hãy để tôi làm người đầu tiên chống lại những thứ đó, tuy rằng cái giá rất lớn, nhưng rất đáng”

Cho nên trước những đạo diễn quyết định vai diễn của cô, cô cũng chưa bao giờ là một diễn viên khúm núm biết vâng lời. Cô đùa rằng tính cách kiên cường này là do cô thừa hưởng từ cha mẹ mình.

Mấy năm trước khi được phỏng vấn cô đã chia sẻ: “Năm 17 tuổi, lần đầu tôi đi xa nhà, mẹ nói cho tôi biết, con không được làm mất mặt đất nước mình, không được thua kém bất kì ai, cho nên tới tận bây giờ tôi vẫn chưa về hưu."

Năm 2008, Chu Thải Cần đảm nhiệm vai nữ chính trong vở kịch Golden Boy giúp cô trở thành nữ diễn viên Châu Á đầu tiên trở thành nữ diễn viên chính trên sân khấu kịch chủ lưu ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Năm 2006, Chu Thải Cần cùng với Củng Lợi, Chương Tử Di tham gia quay bộ phim Memoirs of a Geisha. Sự góp mặt của những nữ diễn viên hàng đầu Trung Quốc ở nhiều thế hệ khác nhau đã góp phần thúc đẩy thành công của bộ phim.

16

Đến hơn 70 tuổi, Chu Thải Cần vẫn đảm nhiệm vai Giả mẫu trong bộ phim Tân Hồng Lâu Mộng, diễn xuất tuyệt vời của cô vẫn làm người xem xúc động như thuở ban đầu.

Năm 2016, cô còn từng hợp tác với Châu Kiệt Luân trong bộ phim Now You See Me 2.

17

Vào tháng 5 năm nay bộ phim Lucky Grandma do cô diễn chính cũng đã lần nữa chinh phục người xem, và giành được đề cử của liên hoan phim Tribeca.

18

Từ nhỏ sống trong tình yêu thương và hun đúc của cha mẹ, thế nên cô gái trẻ Chu Thải Cần luôn khát khao và ảo tượng về tình yêu, tuy nhiên con đường hôn nhân của cô không hề thuận lợi, hai lần kết hôn đều kết thúc bằng ly hôn.

Khi chấm dứt cuộc hôn nhân thứ hai cô chỉ mới 26 tuổi, cũng bắt đầu từ khi đó, cô không còn theo đuổi hôn nhân nữa, cũng không còn muốn kết hôn.

19

Người chồng đầu tiên của Chu Thải Cần

Nhưng hai cuộc hôn nhân này cũng giúp cô nhìn kỹ lại bản thân, nhận ra đâu mới là thứ quan trọng nhất cho mình.

Cô thường nói ngày trẻ mẹ cô dạy cô rằng cô không cần phải gả cho một kẻ có tiền, mà phải tự trau dồi bản thân, phải có bản lĩnh, mới có thể tự do muốn đi đâu cũng được.

Khi được phỏng vấn cô từng nói: “Làm một hiền thê lương mẫu rất nhàm chán.” Có thể thấy, dưới nét đẹp của cô là một linh hồn yêu thích tự do, theo đuổi tự do.

Khi không còn cho rằng hiền thê lương mẫu là sự nghiệp suốt đời mình, cuộc đời cô đã thu hoạch được nhiều thứ tốt đẹp hơn.

Năm 1981 được Tào Ngu và Kim Sơn mời, Chu Thải Cần trở thành lớp diễn viên “chuyên gia hải ngoại” đầu tiên về nước dạy học.

Trong thời gian nhậm chức ở học viện Hí Kịch Trung Ương, cô thường luôn dốc lòng dạy dỗ học sinh. Cũng từng đạo diễn cho các học sinh của mình vở kịch The Tempest của Shakespeare và thu được thành công không nhỏ

Không ít lớp diễn viên mới của Trung Quốc hiện này đều từng được Chu Thải Cần dạy dỗ.

Năm 2001, cô nhận được giải thưởng thành tựu suốt đời của giải Amy ở Mỹ, trở thành diễn viên đại biểu cho nền điện ảnh Trung Quốc ở nước ngoài.

Năm 2002 cuốn tự truyện Người Con Gái Thượng Hải được xuất bản ở Trung Quốc vào năm 2002 của cô đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ khán giả trong nước. Trước đó năm 1980 quyển tự truyện này của cô đã được xuất bản ở Mỹ với tên Daughter of Shanghai đã được tờ báo New York Time bình luận là một quyển sách chứa đựng một cuộc đời tràn ngập kịch tính.

21

Cô gặp qua thịnh cảnh phồn hoa nhất thế gian, cũng từng trải qua những giây phút chật vật nhất cuộc đời; từng được muôn người tung hô, cũng từng bị ghẻ lạnh không ai màng; từng hưởng thụ niềm vui gia đình, cũng từng nếm trải bi thương tan đàn xẻ nghé.

22

Nhưng những điều này chưa bao giờ làm cô chùn bước trước vận mệnh, cô vẫn luôn nói: “Tới bây giờ cô vẫn chưa gặp được gì dạy tôi phải tin vào vận mệnh.”

“Cha cho cô giấc mơ sân khấu, mẹ cho cô ý chí độc lập, mà cô thì mang theo cá tính kiêu ngạo cùng niềm đam mê cháy bỏng, tự mình va chạm hấp thu những tinh hoa văn hoá của hai nền văn hoa Đông Tây. Tự sáng tạo ra một cuộc đời truyền kì, đời cô là một câu chuyện truyền kì, không giống bình thường, bởi vì tính cách độc lập của cô đã tự tạo nên đời cô.”

Theo: Sohu

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.