• Về đầu trang
Ngọc Vân
Ngọc Vân

Khỏi cần lót giấy trên bồn cầu trước khi sử dụng bởi điều đó chẳng vệ sinh như bạn tưởng đâu

Cuộc sống

Mọi người thường  than phiền về việc sử dụng bồn cầu nhà vệ sinh công cộng không sạch sẽ và dễ chịu. Và để “đối phó” viếc việc tiếp xúc với bồn cầu nhiều vi khuẩn đó, nhiều người chọn giải pháp dùng giấy vệ sinh phủ lên thành bồn cầu, với suy nghĩ tránh để vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với da.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh đây không phải là giải pháp an toàn và tốt nhất. Sự thật là phương pháp này không hề vệ sinh như chúng ta vẫn nghĩ.

 1. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi

Mỗi khi chúng ta ấn xả nước bồn cầu, vi khuẩn sẽ bị phân tán trong không khí và sau đó là “lắng xuống” tất cả những vật thể xung quanh bồn cầu. Vi khuẩn được tìm thấy ở ngay tường, nắm cửa và tất nhiên chúng cũng “cư trú” trong những cuộn giấy vệ sinh. Hơn thế nữa, vì giấy hấp thu độ ẩm rất tốt nên nó cũng là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi.

Do vậy, việc bạn che thành bồn cầu bằng giấy vệ sinh trước khi ngồi lên đó, về cơ bản giống như việc bạn che một bề mặt bị ô nhiễm bằng một vật liệu thậm chí còn... ô nhiễm hơn.

Sự lây lan của vi khuẩn sẽ được ngăn chặn nếu chúng ta đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước, tuy nhiên không có cách nào để biết được những ngươi sử dụng nhà vệ sinh trước đó có làm như vậy không. 

Trong một số nhà vệ sinh công cộng, cuộn giấy vệ sinh sẽ được phủ bằng một tấm chắn nhằm ngăn ngừa chúng khỏi vi khuẩn, nhưng điều này cũng không giúp giấy vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn.

2. Tấm ngồi trên bồn cầu không bẩn như chúng ta nghĩ

Đáng ngạc nhiên là tấm ngồi trên bồn cầu không phải là nơi bẩn nhất trong phòng vệ sinh.

Một nhà vi trùng học tên là Charles Gerba tin rằng các bề mặt chúng ta thường xuyên chạm vào, như nắm cửa, bồn rửa tay, giấy vệ sinh,.. mới là mối đe dọa cao nhất.

3. Việc đặt giấy vệ sinh lên thành bồn cầu là không có tác dụng

Sử dụng giấy vệ sinh của phòng vệ sinh đó đặt lên thành bồn cầu sẽ không làm giảm khả năng bị nhiễm bẩn của bạn. Khi ấy, giấy vệ sinh không thể được cho là một lớp bảo vệ vì nó đã bị nhiễm cùng một loại vi khuẩn.

Thay vào đó, bạn có thể mang theo các màng bọc chỗ ngồi bồn cầu và sử dụng chúng để giảm số lượng vi khuẩn tiếp xúc với da. Còn nếu bạn không có chúng trên tay, tốt nhất là không nên chạm vào chỗ ngồi trên bồn cầu khi sử dụng.

 4. Bồn cầu không vệ sinh nhưng cơ thể bạn vẫn có hệ thống miễn dịch

Đúng là nhà vệ sinh chứa đầy vi khuẩn nhưng bạn không cần phải quá lo lắng vì điều đó. Cơ thể con người luôn có hệ thống miễn dịch, vì vậy nếu hệ thống miễn dịch của bạn tốt, cùng với việc bạn tuân thủ các quy tắc vệ sinh cơ bản thì vi khuẩn sẽ không thể gây hại cho bạn. Hầu hết các loại virus và vi khuẩn chỉ có thể tồn tại trên bệ bồn cầu trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, bạn sẽ chỉ có nguy cơ nhễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào niệu đạo hoặc đường sinh dục. Ngay cả khi nếu vùng da tiếp xúc với bồn cầu của bạn bị tổn thương, ví dụ như mông, đùi,.. thì vi khuẩn cũng khá khó để có thể xâm nhập theo cách đó. 

5. Làm thế nào để sử dụng nhà vệ sinh công cộng một cách an toàn

Như đã nói, vi khuẩn sẽ rất khó có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bạn tuân theo các quy tắc vệ sinh cơ bản sau:

Điều quan trọng nhất là nhớ rửa tay đúng cách. Chỉ rửa tay bằng nước sẽ không làm nên chuyện gì cả. Bạn cần sử dụng xà phòng và rửa tay trong khoảng 20 - 30 giây.

Sau khi bạn rửa tay, đừng chạm vào vòi nước. Sử dụng giấy ăn để đóng vòi nước sẽ ngăn vi khuẩn quay trở lại bàn tay của bạn.

Đừng để đồ đạc của bạn trên sàn nhà hoặc gần bồn rửa tay. Sẽ tốt hơn nếu ai đó có thể giữ chúng cho bạn trong khi họ chờ đợi bên ngoài nhà vệ sinh.

Nếu có thể, tránh chạm vào bất cứ thứ gì trong phòng vệ sinh bằng tay trần và không bao giờ chạm vào mặt, mắt hoặc mũi trước khi bạn rửa tay.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.