• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Người 'hất cùn' dễ hình thành ký ức sai lầm về những thứ không có thật

Cuộc sống
Image result for false memory cannabis

Những người sử dụng cần sa có nhiều khả năng hình thành những ký ức sai lầm, trong đó họ "nhớ" các thông tin sai mà trong thực tế họ chưa bao giờ được biết. Thậm chí họ cho rằng mình nhớ lại những đoạn sự kiện nào đó, mặc dù chúng chưa từng xảy ra. Nghiên cứu mới này cho thấy cần sa không an toàn như bạn tưởng.

Image result for false memory

Ký ức sai lầm (false memories) có thể phát sinh một cách tự nhiên khi mọi người vô thức đưa ra những suy luận sai lầm từ kinh nghiệm thực tế của họ. Ví dụ, bạn có thể nhớ đồng nghiệp tên A của mình có mặt tại một cuộc họp quan trọng vào thứ Hai tuần trước vì mọi người đều tham dự, trong thực tế, anh bạn tên A bị ốm và đã vắng mặt. Thế nhưng trong đầu bạn vẫn hiện rõ ký ức về việc bạn đã gặp A ở buổi họp đó, cứ như là nó thực sự đã xảy ra vậy.

Image result for false memory

Mọi người vẫn tự tạo ra những ký ức sai lầm như vậy ngay cả khi tỉnh táo và chưa hề dùng cần sa hay chất kích thích nào, tuy nhiên với xác suất rất hiếm. Thế nhưng, một nghiên cứu được công bố vào ngày 10 tháng 2 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science cho thấy việc sử dụng cần sa có thể làm tăng nguy cơ khiến chủ thể giả mạo ký ức. Điều này có thể nghiêm trọng đối với những phiên tòa có sự tham gia của người sử dụng cần sa trong vai trò nhân chứng, vì lúc đó sự thật sẽ bị bóp méo.

Image result for false memory cannabis

Elizabeth Loftus, một giáo sư nổi tiếng về khoa học tâm lý và luật tại Đại học Luật Irvine nói về xác suất dẫn đến sai số của một phiên tòa khi có người hút cần sa tham dự:

Luật pháp ghi nhận rằng có trường hợp một số nhân chứng không tỉnh táo, dễ bị ký ức sai lệch, vì vậy chúng ta phải rất cẩn thận. Trẻ em và người có bệnh tâm lý cũng được xem là "nhóm các nhân chứng dễ có ký ức sai". Có thể những người hay hút cần cũng nên gia nhập hội đó luôn là vừa.

Để đi đến kết luận cuối cùng về việc "hất cùn" ảnh hưởng như thế nào đến khả năng diễn đạt, tái hiện ký ức trong một vụ việc nghiêm túc, ví dụ chứng kiến và làm chứng cho một vụ án mạng chẳng hạn; các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để dựng nên một tình huống cụ thể: giả lập vụ tấn công bằng dao trên tàu điện ngầm và hung thủ mặc áo đen là chi tiết đáng chú ý.

Image result for false memory cannabis

Có hai nhóm người tham gia làm chứng, một nhóm tỉnh táo, và một nhóm được xem tình huống giả lập ngay sau khi vừa "phê cần". Kết quả là, khi được hỏi về những chi tiết đúng của vụ án, cả hai nhóm người đều trả lời với độ chính xác tương đối. Tuy nhiên, khi được hỏi về những chi tiết không hề tồn tại trong tình huống giả lập, nhóm người phê cần không ngần ngại xác nhận nó, bất kể họ chưa bao giờ được thấy qua các chi tiết giả đó.

Image result for false memory cannabis

Đưa ra lý giải về việc này, thành viên tổ nghiên cứu, cô Lilian Kloft ở Khoa Thần kinh và Tâm sinh lý tại Đại học Maastricht ở Hà Lan cho biết:

Cần sa là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, sau các chất hợp pháp như rượu và nicotine. Cần phải tìm hiểu rằng điều này ảnh hưởng đến trí nhớ của nhân chứng như thế nào để các chính sách dựa trên bằng chứng có thể được định hình.

Những người dưới ảnh hưởng của cần sa có nguy cơ phát sinh ký ức sai lệch cao nhất từ những chi tiết có liên quan đến sự kiện ban đầu.

Những người dùng cần sa có vẻ "ba phải" và luôn "say yes" khi họ không chắc chắn về trí nhớ của mình, điều này khiến họ trở thành những người cảm tính và không đáng tin cậy.

Đọc thêm: Chú mòng biển ranh ma cướp tang chứng trên tay cảnh sát cứu anh chàng xui xẻo suýt bị bắt

Theo: Livescience
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.