• Về đầu trang
Cá Hồi Nuôi
Cá Hồi Nuôi

Thầy giáo ở Kenya dành 80% lương giúp đỡ học sinh nghèo đã giành được giải thưởng 1 triệu USD

Cuộc sống

Có một sự kiện thường niên rất giá trị nhưng thường bị bỏ qua, đó là giải thưởng Giáo viên toàn cầu của tổ chức Varkey Foundation, thuộc Vương quốc Anh dành cho giáo viên có đóng góp xuất sắc trong nghề nhà giáo. Đây được xem như giải Nobel của nghề giáo và trị giá giải thưởng lên tới 1 triệu USD.

Năm nay chiếc cúp danh giá thuộc về thầy giáo trường làng ở Kenya, thầy Peter Tabichi, giáo viên 36 tuổi dạy toán và vật lý tại làng Pwani thuộc Rift Valley - nơi 95% học sinh nghèo đói, cùng vấn nạn tội phạm, ma túy, mang thai tuổi vị thành niên và tỷ lệ chết trẻ do tự sát cao.

Buổi lễ tổ chức tại Dubai, do Hugh Jackman chủ trì

Không chỉ dẫn dắt học trò mình đạt được những thành tựu khoa học vượt vàng bản, quốc gia, thầy là người dành hết 80% tiền lương đóng góp cho các dự án địa phương, giúp đỡ trò nghèo, cải thiện nông nghiệp làng Pwani.

Được mệnh danh là "thầy giáo giỏi nhất thế giới", trong môi trường giảng dạy chỉ có một máy tính cùng kết nối mạng chập chờn, thầy đã dẫn dắt học sinh làng Pwani đứng đầu hội chợ Khoa học và Kỹ thuật Kenya với thiết bị giúp người mù và điếc đo lường các vật thể. Đồng thời học sinh trường cấp 2 Keriko cũng giành được giải thưởng từ Hiệp hội Hóa học Hoàng gia, đủ điều kiện tham dự Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel 2019 vào tháng 5 tại Arizona, Hoa Kỳ.

"Tôi rất tự hào về học sinh của mình, thiếu thốn cơ sở vật chất là điều hiển nhiên. Là thầy giáo tôi muốn tạo nên tác động tích cực không chỉ tới đất nước tôi mà còn cả toàn châu Phi."

Trong môi trường giáo dục khó khăn, để vận động học sinh đừng bỏ học, thầy Tabichi thành lập Câu lạc bộ nuôi dưỡng tài năng, đồng thời mở rộng Câu lạc bộ Khoa học, đó là những bước đi tích cực giúp tỷ lệ tuyển sinh tăng gấp đôi trong vòng ba năm. Những nỗ lực của thầy thay đổi đáng kể cuộc sống của học sinh, tăng lượng học sinh học tiếp lên đại học.

Thầy Tabichi được học sinh chào đón tại sân bay Nairobi

Ngoài ra thầy còn lập Câu lạc bộ Hòa bình để giúp học sinh 7 bộ lạc khác nhau hòa nhập, cùng cầu nguyện, thực hành nghi lễ tôn giáo của mỗi học sinh.

Số tiền 1 triệu đô chắc hẳn thầy sẽ dành làm từ thiện bởi bản tính quên mình từ trước đến nay, "Thấy học trò được trau dồi kiến thức, phát huy được kỹ năng, sự tự tin là tôi vui rồi. Không có gì hài lòng hơn khi chúng trở nên kiên cường, sáng tạo và có ích cho xã hội, tôi là chiếc chìa mở ra tiềm năng của chúng. Người trẻ châu Phi sẽ không còn bị kìm hãm bởi kỳ vọng quá thấp đặt lên chúng. Ngoài ra trẻ em gái cũng sẽ đóng một vai trò lớn, điểm của chúng tại trường cao hơn nam sinh nhiều."

"Tôi tin khoa học công nghệ đóng vai trò hàng đầu trong việc giải phóng tiềm năng châu Phi. Trời đã sáng, mây mù đã tan. Đã tới thời khắc của châu Phi."

Theo: The Guardian
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.