• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Việc la mắng có thể 'triệt tiêu' hơn 1 tỷ tế bào não của trẻ

Cuộc sống

Theo Martin Te Rich, giáo sư tâm thần học tại Đại học Y Harvard (Mỹ), việc bị người lớn la mắng có thể sẽ giết chết hơn 1 tỷ tế bào não của trẻ em.

Thông thường, trong đầu của mỗi đứa trẻ có hơn 10 ngàn tỷ tế bào thần kinh phát triển. Những hành động la mắng, gắt gỏng, nhéo tai, đánh đòn... có thể gây tổn thương cho cấu trúc não của trẻ, đặc biệt là trong độ tuổi vàng (2 - 3 tuổi).

Đặc biệt, nếu như tình trạng này liên tục kéo dài, kênh kết nối não phải và não trái của các em sẽ dần trở nên thoái hóa, gây ảnh hưởng đến những vùng não liên quan đến cảm xúc và sự chú ý.

Cảm xúc tiêu cực có thể tạo ra những làn sóng đặc biệt phát ra từ não, và có khả năng hòa với sóng âm thanh của người đang la hét. Hệ quả là một làn sóng thứ ba sẽ được tạo ra, phá hủy các tế bào não non nớt của trẻ.

Khi đi học, việc bị mắng mỏ thường xuyên sẽ khiến các em dễ mắc phải chứng lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần và thậm chí còn có thể kích thích bệnh động kinh. Các em sẽ hoảng loạn và buồn bã khi không hoàn thành được kỳ vọng mà người lớn đưa ra.

Những đứa trẻ này thường có xu hướng gặp khó khăn trong việc thấu hiểu và tư duy logic, từ đó khiến cho người lớn liên tục phải thúc giục, gắt gỏng và trở nên căng thẳng. Điều này là do các tế bào thần kinh đã bị tổn thương có mức hoạt động ít hơn thông thường.

Thế nhưng, việc la mắng hay đánh đòn vẫn được nhiều phụ huynh và giáo viên sử dụng để dạy dỗ học sinh. Phương pháp giáo dục mà nhiều người nghĩ là điều bình thường lại có thể gây tổn hại rất lớn tới tâm lý của trẻ em.

Vậy làm cách nào để phòng tránh điều này? Đầu tiên, hãy luôn giữ bình tĩnh và sự điềm đạm khi nói chuyện với con trẻ. Sau đó, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau để hạn chế việc la hét, mắng mỏ:

  • Hít vào thở ra chậm rãi. Nhắm mắt lại một lúc và bình tĩnh.
  • Áp dụng kỷ luật một cách tích cực. Sử dụng những phương pháp giáo dục nhân cách khoa học.
  • Làm một tấm gương tốt cho các em.
  • Đưa ra lời khuyên bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng có sức nặng.
  • Xây dựng mối quan hệ thân thiết và tin tưởng. Bằng cách đó, các em sẽ không cảm thấy sợ hãi khi bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình.
  • Hãy đánh giá cao khi các em làm tốt để các em có động lực để cố gắng hơn
  • Luôn luôn nói những câu tích cực, ngay cả khi trẻ em mắc lỗi.

Hi vọng rằng, thông qua những phương pháp giáo dục khoa học và tích cực, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có thể hạn chế việc la mắng trẻ em để tạo ra môi trường phát triển an toàn, phù hợp.

Theo: Psychology Today, kienguru
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.