• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Những điều cấm kỵ phải tránh nếu muốn sở hữu EQ cao

Khám phá

Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) mô tả khả năng tự nhận thức và điều tiết cảm xúc của con người. Chúng ta có thể tự học cách cải thiện chỉ số này thông qua việc luyện tập.

Theo các nhà tâm lý học, những người có chỉ số EQ thấp thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác khi gặp rắc rối, lo lắng trong một vòng luẩn quẩn và liên tục "tự hủy hoại" bản thân dù cho đã có tiến bộ.

Vì vậy, nếu như muốn cải thiện chỉ số EQ, chúng ta nên tìm cách xác định và loại bỏ những thói quen xấu sau đây:

Bớt "nghĩ quá" về tương lai

Đúng, lo lắng cho tương lai chẳng có gì là sai. Vậy nhưng trong cuộc sống vẫn luôn có những khó khăn, thử thách mà chúng ta buộc lòng phải đối mặt. Do đó, nếu như quá lo lắng và sốt sắng tìm kiếm sự ổn định thì chính bạn lại đang khiến cho bản thân trở nên bấp bênh và căng thẳng hơn mà thôi.

Những người sở hữu chỉ số EQ cao hiểu rằng cuộc sống vốn vô định và chẳng ai có thể đoán trước được tương lai. Họ chấp nhận điều này và luôn thẳng thắn đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống.

Ai cũng khao khát có được một cuộc sống ổn định. Kẻ mạnh nhất là kẻ chiến thắng. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng cứ "chuẩn bị" trước để đề phòng rắc rối còn hơn là chờ nước đến chân mới nhảy trong tương lai.

Nhưng hóa ra, đây chỉ là một ảo tưởng rằng việc giải quyết vấn đề trước sẽ có mức độ sẵn sàng cao hơn ở sau này - một kiểu tự lừa phỉnh bản thân rằng có thể làm cho tương lai bớt khổ hơn bằng cách liên tục nghĩ về nó. "Lo lắng chỉ cho con người ta những ảo tưởng về sự chắc chắn. Cuối cùng chỉ sót lại là nỗi bất an mà thôi!"

Khi ngưng lại những suy nghĩ này, năng lượng và chỉ số trí tuệ cảm xúc sẽ nhanh chóng được hồi phục và tăng lên mạnh mẽ. Bớt lo lắng cho tương lai một cách thái quá và nên nhớ: đừng bao giờ bắt thế giới phải tuân theo ý mình.

Ôm những cuồng vọng hão huyền

Kỳ vọng khiến chúng ta phát triển. Điều này chỉ đúng khi áp dụng với những người sở hữu chỉ số EQ cao.

Còn những người sử dụng sự kỳ vọng thái quá của bản thân để điều khiển người khác lại không nghĩ như vậy. Với họ, đây chỉ là một công cụ nhằm áp chế và kiểm soát mọi người xung quanh mà thôi.

Kỳ vọng hão huyền là khi chúng ta dành quá nhiều thời gian để đặt ra những mục tiêu không tưởng cho người khác và khi họ thất bại thì quay ra bực tức, ức chế. Điều này khiến cho chúng ta cảm thấy được kiểm soát nhưng cũng đồng thời làm giảm chỉ số điều chỉnh cảm xúc xuống con số 0.

Kẻ bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác. Chúng ta ép cái kỳ vọng hão huyền của bản thân lên những người xung quanh rồi chẳng thu về được gì ngoài "một rổ" bất mãn từ chính mình và mọi người.

Còn hi vọng phát triển chính là việc buông bỏ những mục tiêu hão huyền và học cách chấp nhận những điều mà người khác muốn và có thể làm được.

Đừng quá khao khát sự hoàn hảo mà hãy đặt ra những giới hạn hành vi thực tế phù hợp. Hiểu rõ khó khăn/hạn chế của từng người thay vì ngồi mơ mộng rằng ai cũng là "thánh nhân" có thể xử lý mọi chuyện một cách hoàn hảo và không xảy ra sai sót gì.

Ngưng chỉ trích và phán xét

Chúng ta được quyền nhận xét về thế giới xung quanh. Thế nhưng, hãy biết đâu là ranh giới giữa bới móc tiêu cực và phê bình có đóng góp.

Hành động "phê bình" không phải là điều gì xấu. Nó giúp chúng ta phân tích một cách kỹ lưỡng thế giới quan xung quanh và xây dựng những luồng tư duy một cách khách quan nhất.

Nhưng ngược lại, thói quen phê phán thái quá có thể dẫn đến sự chủ quan, mù quáng và hẹp hòi trong suy nghĩ. Điều này có thể giúp chúng ta thoải mái, bởi lẽ chỉ trích thường được xem như là một cơ chế bảo vệ con người khỏi nỗi bất an.

Vì vậy, những người sở hữu EQ cao sẽ hạn chế việc phán xét một cách thái quá. Họ hiểu rằng việc chỉ trích chỉ là một cơ chế phòng vệ ban đầu. Thay vì lãng phí thời gian để bận tâm đến những điều này, họ sẽ cố gắng tìm cách khiến cho mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn.

Đừng nhìn về quá khứ

"Chị không nhìn về quá khứ, cưng à! Nó gây xao nhãng tương lai lắm!" là câu nói nổi tiếng của nhân vật Edna Mode trong bộ phim The Incredibles (Gia Đình Siêu Nhân).

Dù chỉ là bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em, vậy nhưng câu nói này vẫn tương đối phù hợp ở hiện thực.

Cũng giống như lo lắng về sự ổn định trong tương lai, việc liên tục "ngó" lại quá khứ cũng được coi là khao khát muốn kiểm soát của con người. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi khi nhớ lại những kỷ niệm tồi tệ và sai lầm trước đây mà thôi.

Người sở hữu EQ cao sẽ không làm thế. Họ sẽ cố gắng loại đi những thói quen vô thức, ví dụ như liên tục dằn vặt về những sai lầm xưa cũ và học cách đánh lạc hướng bản thân khỏi cảm giác bất lực. Họ hành động vì hiện tại thay vì "ăn mày quá khứ" và rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng bản thân mình.

Với những người này, quá khứ đã là quá khứ và chuyện gì qua tức là nó đã qua. Họ không cay cú khi mọi chuyện trở nên xấu xí và chấp nhận cảm giác bất lực như một phần của cảm xúc cá nhân.

Đọc thêm: Nữ 'tiến sĩ tâm lý học' Dr. Pepper gây phẫn nộ với phát ngôn: 'Đồng tính, chuyển giới là do… uống nhiều trà sữa'

Theo: Nickwignall, Psychology Today
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.