• Về đầu trang
Mặp Địch
Mặp Địch

Nhựa phân hủy sinh học - Một cú lừa hay cứu cánh?

Tin tức

1.Chất phân hủy sinh học là gì?

Nhựa phân hủy sinh học là chất dẻo có thể bị phân hủy do tác động của các sinh vật sống, thường là vi sinh vật, thành nước, carbon dioxide và sinh khối. Nhựa phân hủy sinh học thường được sản xuất bằng nguyên liệu thô tái tạo, vi sinh vật, hóa dầu hoặc kết hợp cả ba.

Các sản phẩm nhựa được dán nhãn "phân hủy sinh học" ngày càng có nhiều trường trên thị trường, phổ biến nhất là túi rác.

Thực tế, nhựa phân hủy sinh học không phân hủy nhanh chóng và hoàn toàn trong môi trường, do đó có thể gây hại cho động vật hoang dã và hệ sinh thái. Chúng hoàn toàn khác với cái mác "phân hủy sinh học" Nhưng có một số ứng dụng mà việc sử dụng nhựa phân hủy sinh học có thể mang lại lợi ích cho môi trường, dù không hoàn toàn và tối ưu.

2.Một vài ứng dụng thực tế

Ở một vài quốc gia, trong đó có Việt Nam, túi có thể phân hủy trong môi trường nhà máy có thể được sử dụng để thu gom rác thải hữu cơ. Điều này tiết kiệm sức lao động của nhân công, thay vì phải bỏ túi ni lông, các công chân có thể bỏ túi rác vào máy nghiền rác.

Tại các trại nông nghiệp Việt Nam, những chiếc túi bóng đen được sử dụng để trồng cây.

Ứng dụng trồng cây của túi phân hủy sinh học

3.Sự thật dễ bị hiểu lầm

Tuy nhiên, nhựa tự hủy sinh học thì vẫn là nhựa mà thôi. Chúng không thể phân rã thành chất hữu cơ mà chỉ rã ra thành hạt vi nhựa. Hạt vi nhựa này có kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn các hạt vi nhựa thông thường. Bạn có thể đọc thêm về hạt vi nhựa tại đây.

Các định thức của những điều này có thể không nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, vật liệu "phân hủy sinh học" không phải là ưu tiên giải pháp để thay thế nhựa. Hãy xem thêm tips sống xanh của Lạc tại đây nhé!

Thực tế, vật liệu bạn nên chọn mang tên "vi sinh phân hủy hoàn toàn", thường những chiếc túi này sẽ làm từ bột bắp, bột khoai lang. Tuy không dẻo dai bằng nhựa thông thường, nhưng chúng sẽ phân hủy như một chất hữu cơ sau khi bị bỏ đi, không gây lại đến môi trường. Hoặc tốt nhất hãy sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.