• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Làm cách nào để duy trì cảm giác hạnh phúc theo lời khuyên của các chuyên gia thần kinh?

Cuộc sống

Có hàng ngàn lý do khiến chúng ta hạnh phúc: nhận được một món quà bất ngờ từ người thương, được tự do thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích nhưng không cần phải lo về việc tăng cân,...

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tìm được giây phút bình yên trong tâm trí của mình.

Điều gì khiến chúng ta hạnh phúc? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản này hóa ra lại có khả năng khiên nhiều người trong chúng ta phải đau đầu.

Có thể nói, hạnh phúc chính là một cảm giác tuyệt vời nhưng cũng mỏng manh. Có được cảm giác hạnh phúc đã khó, mà việc giữ được chúng còn "trắc trở" hơn.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có nhiều "hack" để giữ chân những cảm xúc tích cực lại lâu hơn một chút. Câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời ở đây chính là: điều gì sẽ khiến não của chúng ta hạnh phúc?

hanh phuc la gi 4
Thường xuyên che giấu hoặc lờ đi những cảm xúc tiêu cực là vô cùng độc hại và có thể ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý.

Tuy nhiên, ngành khoa học thần kinh (neuroscience) có thể sẽ cho chúng ta câu trả lời. Đây là ngành khoa học nghiên cứu về chức năng của hệ thần kinh thông qua lịch sử tiến hóa, di truyền học, hóa dược học, bênh lý học và hệ thống thần kinh thông tin nằm trong bộ não của con người.

Nếu như chúng ta không thể lý giải, tìm kiếm hay thậm chí là vẫn đang chật vật trong việc duy trì những cảm xúc tích cực và hạnh phúc... ít nhất hãy để khoa học giúp bạn "giữ chân" lại chúng.

Theo đó trong quan niệm của các nhà khoa học thần kinh, cảm xúc cũng giống như mọi chức năng cấp cao phức tạp khác trong não bộ. Chúng không hề phụ thuộc vào bất kỳ vùng não riêng biệt nào mà là sự hoạt động một cách hòa hợp, tương ứng giữa nhiều vùng khác nhau.

Tại não bộ, những vùng thường được kích hoạt trong cảm xúc là:

  • Vỏ não trước trán (Cortex Préfrontal), đặc biệt vùng bụng giữa (Ventro-Médian).
  • Hồi đai (Gyrus Cingulaire) trước và sau.
  • Thùy đảo (Insula).
  • Hạ đồi (Hypothalamus).
  • Trung não (Mésencéphale).
  • Cầu não (Pont).

Ngoài ra, cơ thể của chúng ta còn có hai bộ phận đặc biệt đóng một vài trò rất quan trọng trong việc hình thành cảm xúc, đó là:

  • Amidan (Amygdale) một nhân hình hạnh nhân, nằm hai bên sâu trong não, về phía nền. Amidan đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết lập nhiều cảm xúc khác nhau, đặc biệt là sự... sợ hãi.
  • Hải mã (Hippocampe) là một cơ quan hình dài nằm ngay phía sau amidan có liên quan tới trí nhớ. Hải mã cần thiết cho cảm xúc, vì nó cho phép con người nhận ra bối cảnh của sự vật, hiện tượng rồi từ đó phát triển ra những cảm giác khác nhau.

Chẳng hạn như, trong những chứng bệnh ám ảnh sợ (phobie), những hình ảnh hay cảm giác về sự sợ hãi không căn cứ có thể là do sự bất thường hoặc rối loạn chứng năng ở phần Hải Mã.

Cuộc sống hiện đại khiến con người nghẹt thở. Thật khó để có được cảm giác hạnh phúc khi mà chúng ta luôn bị vây quanh bởi stress, áp lực cuộc sống, những khuôn mẫu và định kiến độc hại,...

Việc này giống hệt như thể đang "đãi cát tìm vàng". Những cảm xúc tiêu cực, thật không ngoa khi nói rằng chỉ cần bước ra cửa là thấy.

Trong khi đó, niềm vui và hạnh phúc thì lại giống như một ngọn núi phía "xa xa" đòi chúng ta phải tự thân vận động mới có thể đạt được.

Trong khi đó, cảm giác hạnh phúc lại có liên hệ nhiều tới hồi trước trán trái, vùng não có liên quan tới những cảm xúc tích cực. 

Tuy nhiên theo tiến sĩ Alex Korb trực thuộc khoa khoa học thần kinh tại trường Đại học California (Los Angeles), chúng ta có thể sử dụng một vài "mẹo" cực kì đơn giản để "thúc đẩy" bộ não tiết ra những hoạt chất có liên quan tới sự vui vẻ và tích cực, đó là:

1. Phát lại các ca khúc đã từng nghe trong quãng thời gian hạnh phúc nhất

Âm nhạc là một phép màu thú vị: chúng tác động lên bộ não của con người và gợi chúng ta nhớ về những kỷ niệm.

Theo Alex, bật lại một ca khúc được phát lên trong quãng thời gian hạnh phúc trong quá khứ sẽ giúp cho chúng ta cải thiện tâm trạng và cảm thấy vui vẻ hơn.

Âm nhạc là một thứ ma thuật có thể giúp chúng ta gợi nhớ lại hoàn cảnh trước đây khi nghe thấy chúng. Điều này diễn ra ở bên trong hồi cá ngựa (Hippocampus) nằm ở hệ viền bên trong não. Đây là bộ phận đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng "trí nhớ văn cảnh".

Đâu là ca khúc chứa đựng ký ức hạnh phúc nhất của một người? Điều này còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Vậy nhưng hãy cố gắng nghe lại những ca khúc khiến bạn hạnh phúc trong quá khứ, chúng sẽ kích hoạt lại những cảm xúc tích cực trong ký ức và giúp đem chúng tới gần hiện thực hơn một chút.

2. Luôn cười thật tươi

Bộ não của chúng ta không được lập trình để nhớ và lưu trữ được hết tất cả mọi thứ. Vì vậy, khi không được tiếp nhận đủ thông tin, não bộ thường dễ lâm vào tình trạng... hoang mang và sẽ có xu hướng tìm kiếm mọi "dấu vết" xung quanh để bù đắp vào khoảng trống bị thiếu.

Đó là quá trình phản hồi sinh học. Đôi khi, bộ não không biết nên quyết định xem nó nên làm gì hay cảm thấy thế như nào về mọi chuyện đang diễn ra bên ngoài kia.

Vậy nên, nó sẽ tự động "lập trình" và lấy luôn những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài cơ thể để quyết định mình nên hành động như thế nào.

Điều này có nghĩa là khi thực hiện hành động cười, bộ não sẽ ngay lập phỏng đoán rằng chúng ta đang hạnh phúc và vui vẻ. Việc thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt sẽ giúp thay đổi cách mà bộ não "phân tích" tình huống và đưa ra những kích thích vô hình trong cơ thể.

Đa phần những kích thích này thường có xu hướng "chạy ẩn" bên trong não bộ của con người (kích thích không rõ ràng). Cho nên nếu như chúng ta có thể hướng chúng tới gần hơn với những điều tích cực, đó sẽ chính là cách để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.

hien tuong ve bo nao2

Vậy nhưng, đôi lúc não bộ cũng sẽ hiểu sai nếu như "lỡ" chú ý tới một vài chi tiết khác trên gương mặt (ví dụ như cái nheo mắt, râu rồng - smile line) được hình thành mỗi khi chúng ta cười.

Khi đó theo phản ứng sinh học, não bộ có thể sẽ diễn giải sai rằng chúng ta đang không hạnh phúc. Vậy thì làm cách nào để tránh được tình trạng này?

Rất đơn giản, Alex Korb nói, "đó là hãy đeo một chiếc kính râm mỗi khi cười!"

Kính râm giúp chống chói mắt và có khả năng... thu nhỏ tầm nhìn và trấn an bộ não bạn rằng: "Mọi chuyện đều đang rất ổn."

Mỗi khi cười, chúng ta thường có phản ứng nheo mắt. Điều này cũng giống hệt như thể nhìn vào ánh sáng chói vậy. Vô tình chung, bạn sẽ co cơ mày và khiến cho bộ não của bạn nghĩ rằng hẳn là bạn đang có điều gì đó buồn lòng.

Vì vậy, cách tốt nhất là đeo một chiếc kính râm vào vì nó có thể hạn chế việc bạn phải co cơ mày (hoặc nhìn thấy chúng). Đó là một biện pháp "ăn gian" cực kỳ hiệu quả để can thiệp vào quá trình phản hồi sinh học này!

3. Suy nghĩ về những mục tiêu của bản thân và học cách chống lại sự trì hoãn

Việc suy nghĩ về những mục tiêu trong tương lai và cách bạn đánh giá chúng sẽ giúp tiết ra những hóa chất hạnh phúc bên trong bộ não. Đa phần, chúng được "lưu trữ" ở bên trong vùng vỏ não trước trán và có khả năng thay đổi nhận thức của con người về thế giới.

lost bird hanh phuc khong mua duoc bang tien 3

Đôi lúc, sẽ có nhiều thứ xảy ra khiến chúng ta hoàn toàn lạc hướng và có những cảm giác chán chường kiểu như: tôi làm thứ gì cũng thất bại. Khi đó thay vì cố gắng tìm cách thay đổi những yếu tố bên ngoài, việc chúng ta cần phải làm chính là thay đổi suy nghĩ của chính mình.

Khi bạn cảm thấy bị stress hoặc đang ở trong tình huống ngặt nghèo, hay nghĩ về những mục tiêu dài hạn của bản thân. Việc này sẽ giúp tiết ra dopamine, giúp cho bộ não có cảm giác đang "kiểm soát" mọi việc và trở nên tích cực hơn.

Vì vậy, sự trì hoãn sẽ khiến cho bộ não trở nên trì trệ và thiếu động lực. Nó sẽ tạo ra một vòng lặp nguy hiểm: khi trì hoãn, chúng ta dễ rơi vào "thảm cảnh" thiếu thời gian, tiếp tục lẫn lữa thêm và khiến cho mọi thứ rơi vào trạng thái hỗn loạn, gia tăng thêm áp lực (stress) cho bản thân.

Khi chúng ta quyết định bắt tay ngay vào việc cần làm, vùng vỏ trước não nơi mọi động lực tập trung sẽ "áp đảo" hai vùng vân lưng (vùng lưu trững thói quen - hành động trong quá khứ) và vùng nhân cạp (vùng bản năng tiết ra những chất hóa học tạo cảm giác nghỉ ngơi, lười biếng) để thực hiện việc chúng ta cần phải làm: tìm kiếm giải pháp cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Và cuối cùng là hãy ngủ đủ giấc! Vậy đấy, có rất nhiều cách để giúp khởi động vòng xoay tích cực của hạnh phúc. Thay vì nghĩ về những điều dễ gây nản lòng và để bản thân chết dần chết mòn vì stress, vẫn rất nhiều cách để con người "giữ chân" hạnh phúc của bản thân.

Đọc thêm: Những thủ thuật tâm lý giúp bạn tránh khỏi tình huống khó xử

Theo: THEWEEK
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.