• Về đầu trang
Coffeecat
Coffeecat

Vì sao than thở liên tục không tốt cho sức khỏe và cách từ bỏ thói quen này bằng chánh niệm

Cuộc sống

Than phiền có vẻ là một cách khá vô hại để giải tỏa stress mỗi khi buồn, nhưng cứ liên tục than thở sẽ khiến bạn có một cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và về lâu dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo nghiên cứu được công bố năm 2004 trên tạp chí khoa học Archive of General Psychiatry, những người lạc quan thường khỏe mạnh hơn những người bi quan. Nghiên cứu đã khảo sát 999 người cao tuổi cả nam lẫn nữ trong vòng gần một thập kỷ, trong thời gian đó 397 người đã qua đời.

Nghiên cứu đã phát hiện rằng, những người cho rằng mình rất lạc quan có tỷ lệ tử vong dưới mọi hình thức thấp hơn 55% và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 23% so với những người cực kỳ bi quan.

bo thoi quen than phien pphan nan bang chanh niem 2

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tích cực thường sẽ khỏe mạnh hơn những người tiêu cực.

Rất khó để xác định những nguyên nhân cụ thể dẫn đến kết quả này, nhưng chứng trầm cảm nặng - có liên hệ mật thiết với sự bi quan - được biết đến như một yếu tố rủi ro gây nên những vấn đề về tim mạch.

Càng phàn nàn nhiều, chúng ta sẽ càng cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, bất lực và tuyệt vọng. Tệ hơn thế, suy nghĩ tiêu cực sẽ càng làm nảy sinh thêm nhiều suy nghĩ tiêu cực khác. Điều này sẽ làm sự căng thẳng ngày càng gia tăng, dẫn đến stress mạn tính và ảnh hưởng đến não bộ.

bo thoi quen than phien pphan nan bang chanh niem 1

Stress mạn tính, căn bệnh thường gặp ở những người làm công việc căng thẳng, có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ.

Nghiên cứu bởi Đại học California (2014) cho biết, những người bị stress mạn tính sẽ có những thay đổi trong não bộ khiến họ dễ mắc những chứng bệnh rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc trong tương lai. Một nghiên cứu khác vào năm 2008 phát hiện rằng stress ngắn hạn có thể dẫn đến vấn đề trao đổi thông tin giữa các tế bào não nằm trong những vùng não chịu trách nhiệm về khả năng ghi nhớ và học hỏi.

bo thoi quen than phien pphan nan bang chanh niem

Chuyên gia tâm lý tại Hong Kong Sebastian Droesler chia sẻ rằng đừng để than phiền trở thành một thói quen và phản ứng mặc định mỗi khi ta gặp khó khăn.

Sebastian Droesler, chuyên gia tư vấn tâm lý tại Hong Kong chia sẻ, khi than phiền trở thành phản ứng mặc định mỗi khi ta gặp những trường hợp tiêu cực, nó sẽ dần ảnh hưởng đến cách mà ta đối mặt với khó khăn, thử thách.

Ví dụ rằng bạn vừa đến nơi làm việc. Bạn chạy đến chỗ thang máy nhưng vừa đến nơi thì cửa thang máy lại đóng mất, và bạn phải chờ một lúc thì mới có thang để lên. Rồi bạn sẽ phàn nàn vì lúc ấy cứ như cả thế giới đang chống lại bạn vậy.

than phien cho thang may

Mỗi ngày ta đều có thể gặp những trường hợp tuy nhỏ nhặt những cũng làm ta khó chịu. Quan trọng là phải biết cách xử lý để chúng không ảnh hưởng lâu dài đến tâm trạng và sức khỏe.

Việc quở trách phàn nàn sẽ làm bạn cảm thấy thỏa mãn trong vài giây đó vì bạn được trút đi một phần giận dữ và khó chịu trong lòng, nhưng cũng sẽ làm bạn không được vui cả ngày hôm đó và ảnh hưởng đến sức bật tinh thần của bạn về lâu dài. Khi than phiền trở thành một thói quen và là phản ứng mặc định của bạn mỗi khi gặp khó khăn, bạn sẽ rất khó lòng tìm được giải pháp hợp lý.

Cảm giác bực bội và khó chịu khi có việc gì diễn ra không như ý muốn là rất bình thường, và bản năng của con người là muốn giải tỏa chúng. Tuy nhiên, việc than phiền có chủ đích rất khác so với việc than phiền chỉ vì thích thôi.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học The Journal of Social Psychology cho biết, những người than phiền nhằm đạt một mục đích cụ thể thường sẽ hạnh phúc hơn những người chỉ than phiền vì họ thích.

Đó là nhờ chánh niệm. Chánh niệm là khi ta quan tâm nhiều hơn về sự tác động của suy nghĩ và hành động đến kết quả trong tương lai, và rồi hành động một cách có chủ đích hơn để đạt được điều mà ta mong muốn.

bo thoi quen than phien pphan nan bang chanh niem 3

Những người than phiền để đạt được một mục đích cụ thể thường sẽ hạnh phúc hơn những người than phiền chỉ vì họ thích.

Những người hạnh phúc hơn, quan tâm nhiều hơn thường chọn cách chỉ phàn nàn khi họ cảm thấy lời nói của mình sẽ tạo được sự thay đổi. Ngược lại, những người ít lưu tâm hơn thường sẽ than phiền nhiều nhưng lại ít tạo ảnh hưởng hơn. Droesler chia sẻ rằng bằng chánh niệm, ta có thể trọn vẹn chú tâm vào những trải nghiệm thực tế, bên trong nội tâm lẫn bên ngoài đời thật.

Như trong ví dụ về thang máy vừa rồi, thay vì than phiền ngay lập tức thì bạn có thể dành thời gian tập trung vào nhịp tim, nhịp thở, những cảm xúc như nôn nóng hay tủi thân, và cả những suy nghĩ tiêu cực như "Thật là tốn thời gian chờ đợi" hay "Sao mình cứ gặp những chuyện như thế này hoài?"

Nếu ta nhận thức được những cảm xúc, những trải nghiệm tại thời điểm đó, ta có thể bình tĩnh chọn cách đối phó và quyết định được kết quả mà ta muốn đạt được.

bo thoi quen than phien pphan nan bang chanh niem 4

Thay vì phàn nàn ngay khi gặp khó khăn, bạn ãy thử dành chút thời gian để tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, rồi từ đó mới hành động cho hợp lý.

Việc học cách điều hòa những cảm xúc tiêu cực là vô cùng quan trọng nhằm tránh tạo thêm stress, nhưng phàn nàn để giải tỏa không phải là một cách hay. Thay vào đó, ta có thể tập trung hơn vào những cảm xúc đó và tìm hiểu cách mà chúng đang tác động vào ta.

Luyện tập chánh niệm thường xuyên sẽ giúp bạn dần suy nghĩ tích cực hơn mỗi khi gặp chuyện tiêu cực và hướng đến tìm cách giải quyết vấn đề thay vì chỉ than phiền và ngẫm đi ngẫm lại mãi.

Theo: South China Morning Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.