• Về đầu trang
Treng
Treng

Các trò chơi trẻ con tưởng vô hại nhưng lại gây ra tai nạn đáng sợ

Kinh dị

Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của các trò chơi vận động ngoài trời đối với con trẻ. Không chỉ giúp trẻ khoẻ mạnh, hoạt bát hơn, hoạt động ngoài trời còn tạo cơ hội cho các em tiếp xúc với nhiều người, từ đó trẻ sẽ dễ hoà nhập, thích nghi.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các trò chơi vận động cũng an toàn với trẻ con. Đôi khi, những trò chơi tưởng vô hại này có thể khiến trẻ gặp tai nạn, hay thậm chí gây ra những cái chết kinh hoàng.

1. Trò British Bulldog gây ra cái chết của một bé gái.

British Bulldog là một trò chơi phổ biến đối với học sinh tiểu học ở xứ sở sương mù. Trong đó, một hoặc hai người sẽ là "bulldog" đứng ở giữa cánh đồng rộng lớn. Những người chơi khác sẽ đứng ở đầu bên kia của cánh đồng. Họ sẽ cố gắng chạy sang phía đối diện mà không bị bắt bởi một con "bulldog" nào. Nếu bị bắt, người đó sẽ trở thành "bulldog" và gia nhập với những con "bulldog" khác rồi tìm cách đuổi bắt những thường dân còn lại.

Vào tháng 2/2013, một nhóm trẻ em đã chơi British Bulldog bên ngoài trường trung học Trafalgar, ở Twickenham, Anh. Một bé gái 8 tuổi tên là Freya James đang chơi một trò chơi khác gần đó thì vô tình bị một trong những cậu bé chơi British Bulldog va phải. Cú va chạm khiến Freya James bị rách gan dẫn tới chảy máu bên trong (xuất huyết nội bộ). Mặc dù được đưa đến bệnh viện ngay sau đó, nhưng cô bé đã không qua khỏi.

Một thời gian sau, cha mẹ của Freya James đã kêu gọi lệnh cấm trò chơi đã cướp đi mạng sống của con gái mình. Họ hy vọng cái chết của Freya James sẽ khiến lệnh cấm trò chơi thô bạo này lan rộng hơn.

2. Trò ném bóng tuyết biến thành cuộc ẩu đả.

Trận đấu ném bóng tuyết kinh khủng này xảy ra tại trường trung học quận Cole Harbor nằm ở tỉnh Nova Scotia, phía đông Canada. Mùa đông năm 1989, trận ném bóng tuyết vui nhộn giữa các nhóm học sinh lớp 10 trở nên đáng sợ khi kết thúc bằng cuộc ẩu đả dữ dội giữa các học sinh da trắng và học sinh da màu.

Christa Webber, một học sinh lớp 10 chứng kiến vụ ẩu đả trên nói rằng cổ nhìn thấy khuôn mặt của một bạn học gần như biến dạng sau cú đấm trời giáng. Một học sinh khác sau khi ngã xuống đất đã bị đám đông xúm lại đá tới tấp.

3. Chơi trốn tìm vô tình phát hiện xác chết.

Trốn tìm đã trở thành trò chơi quốc dân, đứa trẻ con nào cũng có ít nhất một lần từng tham gia trò chơi này. Một đứa trẻ bị thua sẽ bịt mắt đếm từ 1 đến 100 trong khi những người khác thì đi trốn. Đây là một trò chơi đơn giản và rất phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi thay vì tìm được người lẩn trốn, những đứa trẻ đã vô tình tìm thấy thứ gì đó khiến trò chơi trở thành hiện trường vụ án.

Vào tháng 10/2017, hai đứa trẻ đã chơi trốn tìm trong một khu rừng của công viên ở thành phố Indianapolis, Indiana. Giữa cuộc vui, một trong số họ đã vô tình phát hiện thi thể của Christopher Bradley, 30 tuổi. Ngay lập tức, hai đứa trẻ đã kể lại với người lớn và báo cảnh sát.

4. Thử thách nghẹt thở cướp đi tính mạng của nhiều thiếu niên.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, từ năm 1995 đến năm 2007 có ít nhất 82 thiếu niên đã thiệt mạng khi tham gia trò chơi nghẹt thở. 87% trong số họ là những cô/cậu bé từ 11 đến 16 tuổi. Độ tuổi trung bình của họ là 13.

Trò chơi nghẹt thở có một lịch sử lâu đời và có nhiều tên gọi khác nhau. Mục đích của trò chơi là tìm kiếm cảm giác hưng phấn tức thì khi họ tự bóp nghẹt bản thân hoặc bạn bè.

Vào tháng 4/2010, một cậu bé tên là Erik Robinson ở Santa Monica, California đã buộc sợi dây quanh cổ và treo mình trên một thanh sắt. Khi đó, cậu bé mới 12 tuổi. Mẹ của cậu là Judy Rogg đã phát hiện con trai mình gã gục ở cửa bếp. Judy Rogg cố gắng tháo sợi dây thừng để giải cứu con trai nhưng đã quá muộn.

Khi làm ngạt bản thân, cắt đứt nguồn cung cấp oxy lên não gây ra những hậu quả khôn lường. Ngoài việc có thể gây tử vong, những đứa trẻ "sống sót" sẽ bị co giật, tổn thương não lâu dài, thiếu hụt nhận thức,... Trên thực tế, số liệu về những đứa trẻ thiệt mạng do tham gia thử thách nghẹ thở có thể lớn hơn. Vì đôi khi, những cái chết do siết cổ thường bị phân loại nhầm thành tự sát.

5. Mất tinh hoàn vì chơi game Sack Tapping.

Một cậu bé 14 tuổi tên là David Gibbons đã đánh thức mẹ của mình dậy vào lúc 1 giờ sáng vì cơn đau ở dưới háng. Ngày hôm đó, cậu bé đã chơi một trò tên là Sack Tapping ở trường cùng với bạn bè. Cậu bị đấm mạnh vào tinh hoàn và đến tối cơn đau vẫn không thuyên giảm.

Cuối cùng mẹ David Gibbons phải đưa cậu đến bệnh viện. Chỉ vì tham gia một trò chơi tưởng vô hại mà David Gibbons đã phải trả giá đắt khi bị cắt bỏ tinh hoàn bên phải.

6. Trường học phải bồi thường 15.000 USD vì một trò chơi.

Red Rover là một trò chơi phổ biến ở sân trường. Người chơi chia thành hai đội đứng đối diện nhau (thường được gọi là đội Đông và đội Tây), các thành viên trong mỗi đội nắm tay nhau tạo thành một hàng rào. Trò chơi bắt đầu khi đội Đông gọi tên một thành viên bất kỳ của đội đối thủ. Người được gọi tên có nhiệm vụ chạy sang phía đội Đông và phá vỡ hàng rào của đội này. Nếu thành công, người thắng có thể chọn một trong hai "liên kế" bị phá vỡ về đội của mình. Trò chơi sẽ kết thúc khi một đội không còn thành viên nào.

Năm 2011, một học sinh lớp 7 đã bị gãy chân khi chơi Red Rover tại trường Carlton Oaks. Phụ huynh của học sinh này đã kiện trường học và nhận được khoản phí bồi thường 15,000 USD. Hai năm sau, cậu bé này vẫn phải vật lộn với cơn đau do chấn thương năm nào.

Nhiều phụ huynh không đồng tình với vụ kiện trên vì cho rằng đó chỉ là sự cố không đáng có khi trẻ con chơi với nhau. Tuy nhiên, bố mẹ của cậu bé kia cho rằng nhà trường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì tai nạn xảy ra trong thời gian đi học.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.