• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Hành khách Việt về nước 'ăn vạ' vì đợi xe chở đi cách ly quá lâu

Tin tức

Bùng phát ở Vũ Hán vào giữa tháng Mười Hai năm 2019 nhưng đến nay, dịch COVID-19 đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 182 nghìn người mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của gần 7200 người. Không chỉ những nước gần Trung Quốc phải chịu trận, căn bệnh này còn tới được Châu Âu và nhiều nước vốn có hệ thống y tế hàng đầu thế giới như Ý, Pháp, Đức đã phải "vỡ trận" trước sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh.

Ấy thế mà, Việt Nam, vốn là quốc gia láng giềng với Trung Quốc và có quan hệ giao thương mật thiết với xứ tỷ dân, hiện vẫn có thể kiểm soát tốt tình hình bệnh dịch. Chính điều này đã khiến cho một số người Việt sống ở nước ngoài tìm cách về đất mẹ để "tránh dịch". Với khẩu hiệu "Việt Nam không bỏ ai ở lại", chúng ta luôn dang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ về trong cơn hoạn nạn. Thế nhưng, nhiều người lại không biết quý trọng điều này mà còn hạch sách với chính quyền, coi rằng mình quan trọng hơn những người khác và yêu cầu đủ điều.

Mới đây, một người dùng Facebook tên là Minh Trang Tran đã chia sẻ lại câu chuyện "chướng tai gai mắt" diễn ra ở sân bay. Do số lượng người từ vùng có dịch đổ về quá đông nên bộ phận hải quan không thể đưa người cách ly kịp, dẫn tới việc nhiều người dù đã xuống sân bay vẫn phải chờ ở đây rất lâu mới có xe đến chở đi. Nếu như đa phần vẫn tỏ thái độ bình thường và hợp tác thì vài người lại không đủ kiên nhẫn, bắt đầu gào thét, trách mắng và đe dọa người phụ trách ở đây.

Mình tính ko post cái này lên đâu vì toàn người Ba Lan nhưng thực sự vào đọc comment kiểu bố đời của các bạn mà mình đành phải lên tiếng.

Câu chuyện chiều ngày 15/3 khi mình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Mình hạ cánh lúc 1h chiều và 9h tối mới đc lên xe đi cách ly, coi như mình chờ 8 tiếng nhưng mình vẫn luôn vui vẻ, chấp nhận vì biết sân bay bị quá tải. Còn các anh các chị xuống trc mình, người 7h sáng, người 9h, người 11h chờ lên 2h chiều thì làm loạn cái sân bay, gào thét ầm ĩ đòi được đi cách ly, ko đc đi thì đòi về tự cách ly, đòi trả hàng, trả hộ chiếu...

Các anh các chị ạ, trong số những người này có bao nhiêu người về để trốn dịch, vì sợ bên châu Âu họ sẽ bỏ rơi mình? Các anh các chị biết đất nước sẽ k bỏ rơi anh chị nên các anh chị nhao về thì phải thông cảm với cán bộ, nói là thông cảm cho sang thôi chứ việc chờ đợi là bắt buộc chứ k phải bố đời mẹ thiên hạ đòi phải làm nhanh cho mình. 1 buổi sáng hàng nghìn người ùa về, số người làm việc thì có hạn vì có bao nhiêu khu cách ly khác cần cán bộ y tế. Như hqua mình cũng nói có 5 bàn lấy mẫu bệnh phẩm, hàng trăm, hàng nghìn người ùa về thì việc bị dồn ứ k tránh khỏi. Các bộ phận cũng làm việc theo thứ tự, kiểm tra y tế xong chuyển sang hải quan, hải quan xong mới sang khâu đi cách ly chứ có phải lấy mẫu bệnh phẩm xong là đi đc luôn đâu. Đến cả nhân viên nữ mặt đất của sân bay còn phải đi kéo hành lý lên trả cho mng thì cũng biết là thiếu người thế nào rồi mà vẫn còn chửi, còn than cho đc.

Đói thì có đồ cho ăn,k thiếu, nếu chưa đc ăn thì mở cái mồm ra sẽ được ăn, mnguoi k phải đi resort mà cơm bưng tận mồm hay phải có bảo mẫu chăm sóc con cho các bạn. Đã liều mạng đưa con cái về né dịch thì ngồi trên máy bay mười mấy tiếng, xin xít nhau còn chả thấy than về đến sân bay ngồi chưa đến 10 tiếng tha hồ đi lại còn gào lên sợ chết, sợ lây nhiễm. Xác định tư tưởng trước đi, khả năng 50-50 sẽ lây trên máy bay, khả năng về sẽ đi cách ly, khả năng sẽ phải chờ đợi thì hãy về, đừng ngồi đó yêu cầu, đòi hỏi gì cả vì tổ quốc hết mình ôm các bạn vào lòng nhưng ôm chưa kịp chặt thì quay ra chửi ngay được. Đưa con về thì biết đường tự mang sữa, đồ ăn cho con chứ người ta cũng chỉ là y tế với hải quan, có đồ ăn cho là may còn đòi phải ngon, phải chăm lo cho cả con các bạn thì mình cũng chịu đấy.

Nếu bảo để mọi người ở chung với nhau là đi vào chỗ chết thì đừng đổ lỗi cho ai mà là lỗi do các bạn tự đưa mình, tự đưa con mình vào thôi hiểu chưa?

Còn đừng tự th* d*m tinh thần là vì các anh các chị gào mồm lên nên mới được đi vì các anh chị k gào lên thì xe cũng đang quay lại đón. Mọi thứ phải có trình tự chứ k phải ăn vạ là đc việc đâu ạ. Tôi k gào mồm lên thì tôi cũng chờ từng đấy thời gian thôi.

Thế mới thấy nhiều người quá ích kỷ, chỉ nghĩ cái lợi cho bản thân mà k nghĩ xem ng khác vất vả vì dân thế nào.

Hqua mình thấy chị ý gào lên khoảng 1 tiếng, hô hào mọi người cùng đả đảo đòi quyền lợi với c ý thì mình ra quay , cũng chỉ vào khuyên là “c ơi, những ngày này quá tải thì thông cảm cho cán bộ, c có làm ầm lên cũng làm mọi thứ rối thêm” thế mà các anh chị ý xúm vào chửi mình là con ngu, mày thích chết ở đây thì bỏ mẹ nó khẩu trang ra mà chết ????????????. Eo ơi thật sự ý, e biết thân biết phận, biết về thời điểm nhạy cảm này nên cứ im lặng mà nghe theo chỉ đạo của các cơ quan thôi, há mồm ra nói nhiều quá virus lại bay hết vào mồm ý.

Đã được ăn miễn phí còn đòi ăn ngon, mà nói thật nhiều người còn đang thèm cái bánh mỳ mà các anh chị chê k nuốt nổi kia kìa, ngon b* m* ra ý, có ăn hết k mà còn chê ????. Bảo sao ng Vietnam mình vẫn có câu” đã ăn mày còn đòi ăn xôi gấc “ quả k sai.

Đây nhé, tình trạng thực tế, các anh chị nào định chạy dịch thì xác định về sẽ chờ 10 tiếng đi cho thoải mái, coi như máy bay delay nhưng được việc đi ok? Còn k chờ đc ,tính cậu ấm tiểu thư thì khỏi về, ở bên đó tự chữa bệnh tại gia nhé

Nói thật cán bộ thì nói năng nhẹ nhàng sau 1 tiếng nghe mọi người gào hét ầm cái sân bay lên, cố phân tích cho mọi người hiểu, cũng mong mọi người thông cảm mà mọi người làm nthe có thấy có lỗi với sự cố gắng của chính quyền k ?

Lúc nào bạn cần, có tổ quốc. Toàn dân cùng nhau đồng lòng chống dịch chứ ko chống đối, tự ý thức bản thân làm 1 cái j đó cho xã hội, ít nhất là việc chờ đợi . Chúc mọi người luôn an toàn cùng đất nước vượt qua dịch bệnh này nhé ❤️

Bữa ăn "không nuốt nổi" theo lời của một vài người
Lời phàn nàn của một người chờ ở sân bay

Chỉ trong thời gian ngắn, bài viết đã thu hút rất nhiều sự chú ý, đa phần đều đồng tình với quan điểm của cô và lên tiếng chỉ trích những con người ích kỷ, chỉ biết đến quyền lợi của mình. Dưới đây là một số bình luận tiêu biểu

Tính tới ngày 16 tháng Ba, Việt Nam đã có tổng cộng 61 ca nhiễm và 16 ca phục hồi, chưa có ca tử vong nào. Nhiều địa phương đã cho đóng cửa trường học, cùng với các tụ điểm đông người để tránh lây lan. Vào sáng 17 tháng Ba, Đà Nẵng còn lập 7 chốt kiểm soát 24/24 để ngăn dịch lây lan.

Theo: Minh Trang Tran
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.