• Về đầu trang
Treng
Treng

Lạ lùng chưa, bệnh tật cũng có lúc là nguồn cảm hứng của thời trang

Thời trang

1. Bệnh lao ảnh hưởng đến thời trang Victoria

10 victorian tuberculosis fashion

Bệnh lao là mối đe doạ bao trùm nước Anh thời Victoria vào khoảng giữa những năm 1800. Vào thời điểm đó, những triệu chứng của bệnh lao trên cơ thể phụ nữ được coi là đẹp. Đó là bởi vì, bệnh lao khiến cơ thể người phụ nữ trở nên mỏng manh và xanh xao hơn.

Không chỉ vậy, căn bệnh đáng sợ này còn trở thành nguồn cảm hứng của ngành thời trang lúc bấy giờ. Những chiếc corset xuất hiện để định hình chiếc eo con kiến. Phần váy được làm phồng khiến cơ thể chị em phụ nữ giống như một chiếc đồng hồ cát.

Trong thời kỳ này, số lượng người chết vì bệnh lao rất nhiều, nên các đám tang được tổ chức vô cùng thường xuyên. Vì lẽ đó, trang phục màu đen trở nên đặc biệt phổ biến đối với các chị em.

2. Xu hướng đeo khẩu trang của Nhật Bản bắt nguồn từ đại dịch cúm năm 1918.

9b japanese lace face mask

Năm 1819, dịch cúm Tây Ban Nha đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Tại Nhật Bản, ước tính có khoảng 470,000 người tử vong vì dịch cúm này. Vào thời điểm đó, chính quyền Nhật Bản cho rằng đeo khẩu trang là cách tốt nhất để tránh mắc phải căn bệnh chết người này.

Cho đến tận ngày nay, giới trẻ Nhật Bản vẫn có thói quen đeo khẩu trang mỗi ngày. Chỉ riêng năm 2014, doanh thu từ việc sản xuất khẩu trang đã đạt 23.3 tỷ Yên. Giờ đây, khẩu trang không chỉ dùng để bảo vệ cơ thể mà còn được coi như là một xu hướng thời trang. Bên cạnh các màu trắng, đen thông thường, các công ty cũng cho ra mắt nhiều loại khẩu trang ren với màu sắc rực rỡ.

3. Bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ bệnh Alzheimer.

8 alzheimers fashion collection

Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 50 triệu người mắc bệnh Alzheimer. Vì hai thành viên trong gia đình của nhà thiết kế Nadia Pinkney đang phải chịu đựng căn bệnh Alzheimer, nên cô đã quyết định tạo ra bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ màu đỏ.

Khi sử dụng phương pháp chụp cắt lớp PET thì vùng não bị tổn thương sẽ có màu xanh da trời hoặc tím thay vì màu đỏ, da cam như ở người bình thường khác. Trên phim chụp, những phần màu đỏ là khu vực chưa bị căn bệnh này tàn phá và đó chính là lý do tại sao bộ sưu tập của Nadia Pinkney lại lấy màu sắc rực rỡ này làm chủ đạo.

Trong quá trình tạo ra dòng sản phẩm lấy cảm hứng từ bệnh Alzheimer, Nadia Pinkney đã làm việc với Tiến sĩ Tom Russ đến từ Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer của Đại học Edinburgh ở Scotland. Sau đó, cô sử dụng các bản quét não bộ của người mắc bệnh Alzheimer để làm hoạ tiết cho các bộ trang phục.

4. Nhà thiết kế thời trang tạo ra các chiếc váy từ bao cao su để chống lại HIV/AIDS.

1 aids latex dress

Theo UNAIDS có 37.9 triệu người đang sống chung với HIV vào năm 2018. Để nhắc nhở mọi người giữ an toàn khi quan hệ tình dục, nhà thiết kế thời trang Adriana Bertini đã tạo ra bộ sưu tập được làm hoàn toàn bằng bao cao su. Cô từng tạo ra một chiếc váy cưới từ 80,000 cái bao cao su.

Những chiếc váy, áo choàng, bikini sành điệu được làm từ bao cao su không được sử dụng vào mục đích thương mạI. Thay vào đó, cô coi chúng là những tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp ý nghĩa.

5. Bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ tế bào ung thư.

5a cancer inspired ball gowns

Vì quá chán ngấy trước tác động tiêu cực của ung thư đối với cuộc sống con người, nhà thiết kế Jacqueline Firkins đã quyết định làm một thứ gì đó thật đẹp từ nó. Lấy cảm hứng từ những bức ảnh chụp tế bào ung thư, nhà thiết kế đồng thời là giáo sư chuyên ngành phẫu thuật học này đã tạo ra một bộ sưu tập váy dạ hội.

Với tiêu đề của dự án "Thời trang ung thư: Mối tương quan giữa sự huỷ diệt và vẻ đẹp", Jacqueline Firkins hy vọng rằng nó sẽ xoa dịu nỗi đau cho những người mắc phải căn bệnh quái ác này. Bên cạnh đó, cô cũng muốn trải nghiệm cảm giác của bệnh nhân khi thực hiện dự án này.

6. Nhà thiết kế kết hợp với nhà khoa học để tạo ra bộ đồ chống sốt rét.

4 anti malaria bodysuit

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt rét đã giết chết 435,000 người vào năm 2017. Khi bị muỗi đốt, kí sinh trùng sẽ truyền vào trong mạch máu người gây ra bệnh. Người ta thường phun thuốc hoặc sử dụng các tấm lưới để ngăn muỗi vào trong nhà, nhưng khi ra ngoài đường thì họ sẽ phải phòng chống như thế nào? Đó chính là lý do bộ đồ chống sốt rét ra đời.

Matilda Ceesay (nhà thiết kế thời trang) và Frederick Ochanda (nhà khoa học) đều học tập tại Đại học Cornell. Họ đã làm việc cùng nhau để tạo ra bộ bodysuit có mũ trùm đầu được nhúng thuốc diệt côn trùng. Bằng cách liên kết thuốc diệt côn trùng với vật liệu quần áo bằng công nghệ nano, bộ trang phục này chứa lượng thuốc gấp ba lần so với lưới chống muỗi.

7. Chiếc váy lấy cảm hứng từ bệnh tâm thần phân liệt.

2 schizophrenia dress

Theo thống kê của Tổ chức Y tế, hiện nay có hơn 23 triệu người trên thế giới bị tâm thần phân liệt. Tại Vương quốc Anh, sinh viên của trường Nghệ thuật Winchester đã tham khảo ý kiến của các nhà thần kinh học tại Đại học Southampton để thiết kế một số trang phục lấy cảm hứng từ bệnh tật, trong đó có tâm thần phân liệt.

Với sự giúp đỡ của các nhà thần kinh học, sinh viên ngành thiết kế tại đây đã học được chức năng của tế bào và khớp thần kinh. Thậm chí, họ còn phải đến các phòng thí nghiệm khoa học để chuẩn bị cho dự án thiết kế của mình.

Hình thái của các tế bào thần kinh đã tạo cảm hứng cho cô sinh viên Nikki Day. Nikki Day đã thiết kế một chiếc váy với hoạ tiết phản ánh lý thuyết về căn bệnh tâm thần phân liệt.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.